Thứ ba 26/11/2024 07:34

Buýt nhanh hơn 1000 tỷ thành nguyên nhân ùn tắc, trách nhiệm thuộc về ai?

Buýt nhanh BRT hơn 1000 tỷ "một mình một chợ" là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài ở nhiều tuyến đường của Hà Nội.

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương vào giờ cao điểm sáng và trưa ngày 15/6 cho thấy, tại đường Láng Hạ, làn đường BRT tương đối vắng, khoảng 15-20 phút mới có xe chạy qua. Song ở làn đường dành cho xe ô tô, xe máy, xe đạp, dòng người ken đặc chen nhau gây ra tình trạng ùn ứ khá dài.

Hình ảnh đối lập giữa làn đường buýt nhanh BRT và làn đường ô tô, xe máy bên cạnh

Một số xe máy đã lao cả lên vỉa hè hoặc lấn vào làn đường BRT mỗi lúc không có xe đi qua để di chuyển, tránh dòng người ùn tắc. Nhiều tài xế ô tô ngán ngẩm chịu cảnh ùn tắc kéo dài song không dám lấn vào đường dành riêng cho BRT vì sợ bị phạt nguội.

Làn đường dành riêng cho BRT chiếm đến 1/3 con đường

Tương tự như vậy, tại đường Lê Trọng Tấn kéo dài, dòng người di chuyển tương đối đông vào giờ cao điểm chiều, gây ra ùn tắc một đoạn dài. Một số xe máy di chuyển vào đường BRT để tránh ùn tắc. Nhiều xe ô tô to, bé chen nhau, gây nghẽn một đoạn đường dài.

Tỏ vẻ mệt mỏi, ông Nguyễn Văn Bát – lái xe taxi chia sẻ: “Thật sự là ác mộng mỗi khi đi vào đoạn đường Lê Trọng Tấn vào giờ cao điểm, nhất là ngã tư Lê Trọng Tấn – Quang Trung vì chúng tôi thường phải chờ đến 4 làn đèn đỏ mới có thể thoát được. Tuy nhiên, điểm vô lý là chúng tôi vẫn phải chen chúc trong khi có đến 1/3 làn đường dành cho BRT vắng hoe”.

Cũng tại đoạn đường này, nhiều người đi đường bày tỏ bức xúc khi ngoài đoạn đường dành riêng cho BRT khá vắng, đoạn đường dành cho người đi bộ vào nhà chờ BRT cũng rất rộng rãi, trong khi rất ít người sử dụng lối đi này.

Đoạn đường dành cho người đi bộ vào nhà chờ BRT cũng rất rộng rãi, trong khi rất ít khách sử dụng lối đi này
Nhiều xe máy phải rẽ vào làn đường dành cho BRT khi đường quá tắc

“Chúng tôi đi xe máy thì thi thoảng cũng rẽ vào làn đường dành cho BRT nếu đường quá tắc, nhưng tâm lý chung là không thích vì đây là làn đường dành riêng cho xe BRT. Chưa kể, nếu gặp cảnh sát giao thông thì sẽ bị phạt. Nhưng cũng mong cơ quan chức năng xem xét lại việc phân luồng, đặc biệt trong giờ cao điểm vì mỗi chuyến xe BRT thường cách nhau khoảng nửa tiếng, trong khi người đi ô tô xe máy rất vất vả mỗi khi di chuyển ở các đoạn đường này” – anh Nguyễn Đức Long (Hà Đông) chia sẻ.

Xe buýt nhanh "một mình một chợ", trong khi xe ô tô và xe máy chen chúc nhau

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các phương tiện không được đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh. Người điều khiển phương tiện vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

Mỗi chuyến BRT cách nhau từ 20-30 phút, tức là thời gian còn lại, làn đường này vắng hoe

Cụ thể, đối với phương tiện vi phạm là xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, theo quy định tại điểm đ Khoản 5 Điều 5, người điều khiển xe thực hiện hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Làn đường BRT chiếm một diện tích đáng kể

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xetừ 1 - 3 tháng.

Việc xử lý người đi xe máy đi vào làn đường BRT chưa triệt để

Đối với phương tiện vi phạm là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, tại điểm g Điều 6 có quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 4-6 trăm nghìn đồng.

BRT Hà Nội khởi động bằng tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa với chiều dài tuyến 14 km. BRT có làn đường riêng, có những chiếc xe đẹp đẽ, là một lựa chọn rất hấp dẫn. Nhưng sau hơn nhiều năm vận hành, BRT không thể hoàn thành nhiệm vụ trong việc trở thành một phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên lựa chọn

This browser does not support the video element.

Với một đô thị có quy mô dân số lớn như Hà Nội, yêu cầu về một loại phương tiện giao thông công cộng có sức chuyên chở lớn, vận hành liên tục, có khả năng thay thế phương tiện cá nhân, là điều bắt buộc để giải quyết ùn tắc giao thông. BRT với làn đường riêng, có thể xuyên qua thành phố như một đoàn tàu, với lợi thế về sự an toàn cũng như tốc độ, trong khi đầu tư dễ dàng hơn đường sắt, hiển nhiên là lựa chọn số một.

Tuy nhiên, hơn 10.000 lượt người sử dụng mỗi ngày là con số quá nhỏ trên một trục đường hướng tâm của thành phố gần chục triệu dân. Chưa kể, với những ưu đãi tuyến đường này nhận được, không thể phủ nhận buýt nhanh là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến đường vào giờ cao điểm!

Cấn Dũng - Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công