Thứ tư 16/04/2025 20:28

Đề xuất làm đường sắt thay buýt nhanh BRT trên đường Lê Văn Lương có khả thi?

UBND TP Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065.

Theo UBND TP Hà Nộidự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 nhằm thay thế quy hoạch 1259 ban hành ngày 26/7/2011.

Dự thảo nêu, dự báo vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đáp ứng 27-31% nhu cầu (hiện là 9,5%), trong đó xe buýt 18-19%, đường sắt đô thị 4-7%. Đến năm 2030, tỷ lệ đáp ứng của vận tải hành khách công cộng tăng lên 35-40%, trong đó xe buýt chiếm 20% và đường sắt đô thị 10-14%.

Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị đã được quy hoạch và đang triển khai, đơn vị tư vấn đề xuất nghiên cứu bổ sung 6 tuyến.

Trong đó 3 tuyến mới ưu tiên xem xét bổ sung gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế buýt nhanh BRT; tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với Long Biên, Gia Lâm; tuyến dọc theo trục phía Nam (kết nối đô thị trung tâm và các quận huyện dọc trục phát triển phía Nam với sân bay thứ hai ở Hà Nội).

Đề xuất thay buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa bằng đường sắt đô thị

3 tuyến tiếp tục nghiên cứu xem xét bổ sung là tuyến dọc quốc lộ 18 (kết nối sân bay Nội Bài với Bắc Ninh); tuyến dọc vành đai 1 và tuyến dọc vành đai 2.

Do mới dừng ở đề xuất xem xét nghiên cứu nên tư vấn chưa đưa ra quy mô, hình thức đi ngầm hay nổi và lộ trình xây dựng. Trong khi đường Lê Văn Lương (dài 2 km) hẹp, chiều rộng mỗi bên đường 11,25 m, dải phân cách giữa rộng 3-7 m nên rất khó để làm đường sắt đi nổi.

Trường hợp đi ngầm cũng sẽ gặp khó khi hai bên đường hiện có khoảng 15 khu nhà ở, văn phòng, thương mại cao tầng và một số ô đất trống đang tiếp tục được xây dựng nhà cao tầng.

Với tuyến buýt nhanh BRT 01 (Kim Mã - Yên Nghĩa), đơn vị tư vấn cho rằng khảo sát của đơn vị quản lý cho thấy đây là một trong các tuyến buýt hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn còn nhiều quan điểm về tính hiệu quả và phù hợp của loại hình này đối với Hà Nội.

Do đó tư vấn đề xuất tiếp tục đánh giá thực tế tuyến BRT 01 để xem xét các tuyến BRT còn lại giai đoạn sau 2030.

Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô ban hành năm 2016 đưa ra lộ trình đến năm 2030 xây dựng 11 tuyến buýt nhanh BRT, tuy nhiên đến nay mới có một tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Thủ đô sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, ngầm 75 km. Hiện chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại từ tháng 1/2022, tuyến Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác đoạn trên cao dịp 30/4-1/5/2024 và chạy toàn tuyến vào năm 2027.

Các tuyến đang triển khai như tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang đề xuất điều chỉnh ga tổng mặt bằng ga C9, cạnh Hồ Gươm; tuyến số 3 ga Hà Nội đến Hoàng Mai và tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc được thành phố thông qua chủ trương đầu tư. Tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật.

Thành phố cũng đã giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) chuẩn bị các tuyến còn lại gồm: Nam Thăng Long - Nội Bài; Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; Cổ Nhuế - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá.

Theo kế hoạch, sau khi tổ chức lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ xem xét cho ý kiến vào tháng 12 và trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2024.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sắp xếp các địa phương

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương

Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm