Thứ ba 24/12/2024 02:31

Bộ Y tế đề nghị xây dựng Luật Dân số

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách, đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong tình hình mới.

Bộ Y tế cho biết, công tác dân số nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2006, nước ta đã đạt mức sinh thay thế và giữ được mức sinh xung quanh mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; duy trì mức độ gia tăng dân số phù hợp hằng năm; quy mô dân số đạt hơn 100 triệu người.

Bộ Y tế đánh giá, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội; phân bố dân số đã hợp lý hơn; chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triển con người ngày càng được cải thiện; tuổi thọ bình quân người Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Theo Bộ Y tế, xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn lực để thực hiện toàn diện công tác dân số trong tình hình mới

Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003, sửa đổi Điều 10 năm 2008. Pháp lệnh Dân số đã có nhiều tác động tích cực trong việc điều chỉnh các vấn đề dân số; khắc phục được tình trạng tản mạn, phân tán điều chỉnh dân số ở nhiều văn bản trước đó; tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện công tác dân số; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác dân số.

Tuy nhiên, Bộ Y tế chỉ rõ, qua 20 năm thực hiện, Pháp lệnh Dân số đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Các vấn đề dân số và kinh tế, xã hội hiện nay đã có những thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Pháp lệnh - Tại thời điểm ban hành Pháp lệnh Dân số, Việt Nam chưa đạt mức sinh thay thế (đạt từ năm 2006); vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh chưa nổi lên và ở mức nghiêm trọng (bắt đầu từ những năm 2006-2007); chưa xuất hiện cơ cấu dân số vàng (từ năm 2007) và bước vào giai đoạn già hoá dân số (từ năm 2011)...

Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành, đòi hỏi phải thay đổi quan điểm, mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các vấn đề dân số và bảo đảm cho các quy định về dân số phù hợp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Vì vậy, theo Bộ Y tế, cần phải thay đổi để khắc phục một số hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Dân số, đó là: Còn nhiều nội dung chưa phù hợp khi thể chế hoá quan điểm của Đảng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số; thiếu quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm và cơ chế thực hiện của các chủ thể trong thực hiện các biện pháp công tác dân số...

Bộ Y tế cho rằng, từ năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, nguồn vốn quốc tế viện trợ cho công tác dân số bị cắt giảm mạnh. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm thay đổi phương thức quản lý về công tác dân số. Yêu cầu đội ngũ làm công tác dân số ngày càng chuyên nghiệp và hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn để đáp ứng thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

Để đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn lực thực hiện toàn diện, đồng bộ công tác dân số trong tình hình mới cần quy định trong Luật Dân số các nội dung về huy động nguồn lực xã hội để thực hiện toàn diện công tác dân số; ngân sách nhà nước cần được đảm bảo để duy trì mức sinh thay thế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đối với những đối tượng đặc thù; mở rộng diện bao phủ các dịch vụ như tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, sinh con...

Bộ Y tế nêu rõ, cần thiết phải xây dựng Luật Dân số thay thế Pháp lệnh Dân số nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời, có các biện pháp giải quyết xu hướng già hoá dân số trong thời gian tới, tận dụng lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước; hướng đến năm 2045 Việt Nam là nước có dân số chất lượng tốt, lực lượng lao động đông đảo, thu nhập cao... nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên thế giới.

"Luật Dân số cũng khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành. Đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn lực để thực hiện toàn diện công tác dân số trong tình hình mới"- theo Bộ Y tế.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Dân số

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực