Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các địa phương, các ngành, nhưng không thể làm thay!"

Đó là phát biểu thẳng thắn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại Hội nghị về vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy điện, tổ chức sáng 17/3 tại TP. Đà Nẵng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị

Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu đến từ các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban Khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội, Cục Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên & Môi trường), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố có các công trình thủy điện trên địa bàn, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy điện tại các tỉnh, đại diện Ngân hàng Thế giới, JICA, Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khái quát, hiện cả nước có 330 công trình thủy điện với tổng công suất 17.615 MW được đưa vào vận hành, chiếm 32% tổng sản lượng điện năng của cả nước. Đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, giá thành rẻ hơn so với các nguồn khác. Các nhà máy thủy điện đã tạo ra nhiều lợi ích tổng hợp, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, vừa góp phần cắt, giảm, làm chậm lũ cho hạ du trong mùa mưa, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp đảm bảo dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, các hồ đập thủy điện cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho vùng hạ du đập nếu các thủy điện vận hành không an toàn, do vậy rất cần sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan quản lý và sự chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, vận hành của các chủ đập. "Bộ Công Thương luôn luôn cầu thị, lắng nghe các góp ý để có thể vận hành công tác quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng phối hợp nhưng không thể làm thay" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Theo Bộ trưởng, mục đích của hội nghị nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm công tác quản lý thủy điện thời gian qua, từ đó triển khai các giải pháp, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, vận hành an toàn, hiệu quả công trình thủy điện trong thời gian tới. Bộ trưởng lưu ý, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 391/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, chỉ rõ việc kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện không đảm bảo an toàn.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:

Hơn 300 đại biểu tham dự hội nghị

Báo cáo về công tác vận hành, quản lý an toàn thủy điện của Bộ Công Thương, ông Trần Văn Lượng – Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp - cho biết, ngoài việc vận hành phát điện lên hệ thống điện quốc gia, đóng vai trò quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng, các hồ chứa thủy điện đã góp phần quan trọng vào việc: (i) Cắt/giảm/làm chậm lũ cho hạ du góp phần vào việc làm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra; (ii) Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất... trong mùa cạn góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực; trật tự, an toàn xã hội... khu vực hạ du hồ chứa.

Hiện nay, công tác quản lý, vận hành công trình thủy điện đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể có 5 Luật và Pháp lệnh; 6 Nghị định; 4 Thông tư và nhiều quy chuẩn tiêu chuẩn khác.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:
Lãnh đạo Tổng cục Năng lượng và Cục Điều tiết điện lực cùng tham gia điều hành hội nghị

Về công tác quy hoạch, quản lý chất lượng công trình xây dựng thủy điện có thể chia làm hai giai đoạn, trước năm 2013 vẫn còn nhiều bất cập do sự phân cấp quản lý, Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch các dự án thủy điện (DATĐ) từ 30 MW trở lên và DATĐ bậc thang, UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch DATĐ nhỏ (dưới 30MW). Các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu nằm khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, tài liệu để lập quy hoạch còn hạn chế, điều kiện khảo sát thực địa không thuận lợi... tư vấn quy hoạch chưa đáp ứng về năng lực nên chất lượng quy hoạch thủy điện nhỏ bộc lộ khá nhiều hạn chế.

Công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật… đều do chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước chỉ có ý kiến ở giai đoạn thiết kế cơ sở nên việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình chưa thực sự chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án của cơ quan nhà nước ở địa phương cũng chưa được tổ chức thường xuyên, chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả do thiếu nhân lực và chuyên môn

Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thủy điện, những tồn tại nêu trên đã được khắc phục. Bộ Công Thương phối hợp rà soát, thống nhất loại khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang (655 MW) và 463 dự án thủy điện nhỏ (1.404,68 MW), đồng thời không xem xét quy hoạch 213 vị trí có tiềm năng thủy điện (349,61MW) do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch/dự án ưu tiên khác.

Các văn bản mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành, về cơ bản đã khắc phục được những bất cập, bảo đảm cho cả công tác quản lý và việc tuân thủ của các chủ đầu tư và kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:
Ông Trần Văn Lượng - Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp

Bên cạnh đó, qua quá trình kiểm tra thực tế, các thủy điện, nhất là các thủy điện lớn đã làm tốt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trên cơ sở phối hợp tốt với địa phương.

Tại hội nghị các đại biểu cũng được nghe ý kiến của đại diện Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trưởng của Quốc hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên & Môi trường), lãnh đạo địa phương, một số các công ty thủy điện trình bày các tham luận liên quan đến vai trò, lợi ích của thủy điện, công tác vận hành, đảm bảo an toàn đập, những khó khăn vướng mắc trong vận hành hồ chứa; hành lang thoát lũ; xây dựng bản đồ ngập lụt và phương án phòng chống lũ lụt hạ du; công tác quan trắc khí tượng thủy văn; công tác phối hợp; báo cáo, tuyên truyền trong vận hành hồ chứa góp phần giảm lũ cho hạ du..., cũng như trao đổi thẳng thắn những vướng mắc trong phương thức phối hợp để vận hành công việc quản lý tốt hơn.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá những ý kiến đóng góp đầy đủ, toàn diện, có chiều sâu của lãnh đạo các bộ, ban ngành từ trung ương tới địa phương. Bên cạnh những mặt tích cực, các tham luận, ý kiến đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thủy điện gây tâm lý bất an, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trên cơ sở các ý kiến tại hội nghị, bao gồm cả những kinh nghiệm thực tiễn thành công ở Thừa Thiên Huế, thủy điện sông Ba..., Bộ Công Thương sẽ tập hợp nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, báo cáo Chính phủ chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật, nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc; đồng thời xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư cho công nghệ, tăng cường dự báo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... phục vụ công tác quản lý điều hành, đáp ứng yêu cầu thực tế, đảm bảo hiệu quả vận hành các hồ thủy điện hiệu quả, an toàn đập, an toàn cho nhân dân vùng hạ du đập và bảo vệ môi trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành địa phương để triển khai những hoạt động cụ thể, nhằm tăng cường công tác quản lý vận hành hồ đập thủy điện hiệu quả, an toàn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 62/2013/QH13, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Kế hoạch hành động của ngành Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 trong lĩnh vực thủy điện.

Báo Công Thương điện tử sẽ tiếp tục đăng tải các ý kiến thẳng thắn của các cơ quan quản lý, các địa phương, doanh nghiệp tại hội nghị.

TIN LIÊN QUAN
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai: Kỳ 2 - Nhìn thẳng vào sự thật
Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện không bảo đảm an toàn tại Tây Nguyên
Thủy điện Việt Nam: Quá khứ - Hiện tại và Tương lai - Kỳ 1: Vai trò và sứ mệnh
Dũng - Tích - Hảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động