Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội sáng 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra 4 điểm quan trọng để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm.
Đề xuất hướng phát triển cho ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam Yên Bái và Lào Cai trở thành khu vực dự trữ quốc gia về đất hiếm

4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm

Theo đó, đặt vấn đề chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân - đoàn Bình Dương cho biết, hiện nước ta chưa có công nghệ khai thác thân thiện với môi trường và công nghệ chế biến sâu về chíp bán dẫn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, Việt Nam chúng ta cần có chính sách, chiến lược đột phá như thế nào, nhất là về thể chế, chính sách trong thu hút đầu tư, tìm kiếm công nghệ khai thác và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Xuân liên quan đến đất hiếm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Đây là khoáng sản quan trọng, đất hiếm cần thiết cho phát triển công nghệ cao, nhất là công nghiệp bán dẫn. Việt Nam có trữ lượng ưu thế nên cần tận dụng để sử dụng hiệu quả nguồn khoáng sản này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời đại biểu trong phiên chất vấn sáng 6/11 (Ảnh: Quochoi.vn)

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam có thể tập trung kêu gọi đầu tư đối với các nước có công nghệ cao như Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, cần có chính sách chế biến sâu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của Việt Nam.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị, cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả cũng như có chính sách trong đào tạo nguồn nhân lực.

111 quy hoạch đã hoàn thành

Liên quan đến công tác quy hoạch, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - đoàn Thái Nguyên cho rằng, công tác quy hoạch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đến nay kết quả thực hiện được rất thấp. Ngoài hai quy hoạch lớn là quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch đất thì quy hoạch vùng mới đạt được có 1/6, 16/31 quy hoạch ngành và 13/63 quy hoạch tỉnh. Điều này cũng gây khó khăn cho các địa phương trong việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội cũng như các dự án đầu tư công.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên nêu câu hỏi tại phiên chất vấn (Ảnh:Quochoi.vn)

Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ nguyên nhân của những chậm trễ và giải pháp trong công tác quy hoạch.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 61, các vướng mắc cơ bản được tháo gỡ, đến nay, tiến độ đang được triển khai khẩn trương.

Bộ trưởng thông tin thêm, hiện đã có 111 quy hoạch tất cả trong hệ thống quy hoạch quốc gia, từ quốc gia đến cấp tỉnh, đã hoàn thành việc thẩm định và trình thẩm định và đã phê duyệt tổng số 106/111 quy hoạch. Đây là nỗ lực rất lớn của các cơ quan liên quan.

Còn hai vấn đề đó là đang tồn đọng lại các dự án chúng ta đã thẩm định xong nhưng phải mất thời gian để hoàn thiện, phải tiếp thu ý kiến của Hội đồng và hoàn thiện lại hồ sơ, trình Thủ tướng. Thứ hai là quy hoạch về thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ do Bộ Công Thương đang đề nghị xin không lập vì không có cơ sở dữ liệu về vấn đề này.

Bộ trưởng cũng cho biết, còn 4 quy hoạch của địa phương, trong đó có 2 quy hoạch rất khó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai cực tăng trưởng có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Vì vậy, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổ chức nghe riêng trước khi Hội đồng thẩm định họp.

Còn quy hoạch Bình Dương và Đồng Nai, Bộ trưởng nêu, đang tiến hành đôn đốc và cơ bản hoàn thành trong năm 2023.

Điều hành chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nghị quyết 61 của Quốc hội có nêu năm 2022 cơ bản hoàn thành tất cả các loại quy hoạch, Bộ trưởng báo cáo hiện nay hoàn thành cơ bản, như vậy nếu kỳ họp này Quốc hội ra nghị quyết là hết năm 2023, nghĩa là cho lùi lại một năm. Hiện còn quy hoạch tổng thể không gian biển quốc gia, một số quy hoạch ngành, 5 quy hoạch vùng chưa được ban hành, còn nhiều quy hoạch tỉnh, đặc biệt là quy hoạch của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Liệu hết năm 2024 có hoàn thành dứt điểm được không, bởi quy hoạch phải đi trước một bước.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Xem thêm