Thứ hai 23/12/2024 15:06

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng giải đáp việc thiếu cát xây dựng và ngập úng đô thị

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, cần quản lý thật chặt quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông để đảm bảo đồng bộ.

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 3/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tham gia trả lời chất vấn

Chất vấn tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Sáu - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đặt vấn đề, đến năm 2025, đồng bằng sông Cửu Long cần hoàn thành khoảng 400km đường cao tốc, cần tới 39.000.000 mét khối cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, công trình dân sinh khác nên nhu cầu san lấp cát là rất lớn. Nhưng nếu tiếp tục khai thác quá mức gây sạt lở, sụt lún và rất có thể dẫn tới xung đột.

Đại biểu Trần Văn Sáu đặt chất vấn về giải pháp nào để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình trọng điểm Quốc gia và khi nào thì có vật liệu thay thế cát sông?

Trả lời một số nội dung cụ thể liên quan tới vấn đề nghiên cứu vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, khi đi thị sát, triển khai, đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Thủ tướng có giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu vật liệu thay thế cho cát sông.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện tổng nhu cầu cát làm vật liệu cho các công trình giao thông đồng bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng 39 triệu m3, trong khi đó đồng bằng Sông Cửu Long chỉ có khoảng 26 triệu m3. Vì vậy, lượng cát nền cần để xây dựng là rất lớn.

Hiện nay, với việc đảm đương, triển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu về vật liệu cát biển thay thế cho cát sông. Lượng cát biển ở đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 150.000 triệu m3. Nếu việc nghiên cứu thành công có thể dùng làm nguyên vật liệu trong cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, khoảng cuối 2023 chúng ta có kết quả nghiên cứu về vật liệu này có thể thay thế cát sông được không. Kết quả nghiên cứu ban đầu rất khả thi. Tuy nhiên còn có những yếu tố kỹ thuật cần phải tiếp tục đánh giá tiếp. Một số nước trên thế giới có áp dụng nguyên vật liệu này.

Liên quan tới vấn đề ngập úng đô thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ, theo quy định Nghị định 17, hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ và đường ngoài đô thị, còn đường trong đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng.

Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc tăng cường quản lý, đảm bảo kết nối giữa hạ tầng các khu đô thị với hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân dẫn tới việc nhiều khu vực bị ngập úng. Theo quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải, việc ngập úng xảy ra ở 2 khu vực. Thứ nhất, tại khu đô thị cũ trước đây xây dựng, thường ở chỗ thấp, sau này khi xây dựng sửa chữa đường, dùng các phương pháp thi công cũ là trải thảm lên để đảm bảo cho chất lượng của đường nên cốt đường trong các khu đô thị cao hơn cốt nhà và dẫn tới ngập úng.

Thứ hai, hiện nay hệ thống các cống, rãnh của khu đô thị cũ trước đây thường nhỏ, không được đồng bộ nên cũng không đáp ứng được yêu cầu. Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có những chỉ đạo để áp dụng những phương thức thi công mới. Áp dụng phương pháp cào bóc và tái sinh không làm tăng cốt đường ở những khu vực đô thị cũ.

Còn những đô thị mới, việc ngập úng do kết nối giữa hạ tầng khu đô thị, hạ tầng giao thông và các hạ tầng khác không được đồng bộ. Ngoài ra, rất nhiều vấn đề khác trong quá trình quản lý, vận hành.

Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng cần quản lý thật chặt quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông để đảm bảo đồng bộ. Các cốt xây dựng ở các khu đô thị mới phải được đảm bảo chặt chẽ, không để cốt trong các khu đô thị thấp hơn cốt đường.

Về vấn đề liên quan tắc nghẽn tại các khu đô thị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, chủ yếu nguyên nhân do phương tiện giao thông lớn trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng kịp.

Bộ trưởng đưa ra giải pháp đó là, quản lý chặt quy hoạch đô thị đồng bộ, ổn định, quản lý chặt chẽ nhà cao tầng, không chạy theo lợi nhuận, thương mại để phá vỡ hạ tầng này. Cùng với đó, chúng ta cần có các giải pháp để phát triển giao thông công cộng.

Đồng thời, thực hiện đồng bộ và nhanh chóng di dời các trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô; nâng cao chất lượng trong quản lý điều hành giao thông đô thị để đảm bảo ý thức giao thông được tăng cường hơn.

Quỳnh Nga - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn