Thứ hai 28/04/2025 13:28
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về tình trạng giáo viên thiếu, bỏ việc?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri, trong đó bày tỏ sự lo lắng giữa việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, chiều 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội trường Quốc hội

Phát biểu làm rõ ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, các ý kiến tại phiên họp có nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên bỏ việc.

Trong những ngày vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gửi tới, trong đó đều bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng giữa việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc và chuyển việc.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên nghỉ việc, chuyển việc là hai vấn đề khác nhau nhưng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Làm rõ về vấn đề thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục phối hợp với ngành nội vụ đã tính toán và xác định số lượng giáo viên thiếu cần phải bù đắp, bổ sung từ nay tới năm 2026 lên đến 107.000 giáo viên.

Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc. Đồng thời, cần tính toán để bù đắp, làm sao đảm bảo duy trì hoạt động dạy và học bình thường và hơn thế là để tính toán thực hiện các mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng. "Một trong ba yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng là nhân tố giáo viên, cơ sở vật chất và chương trình, phương pháp" - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.

Về nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, nhiều năm về trước đã không đủ do số lượng bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên.

Lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, Bộ trưởng dẫn chứng, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học của năm 2015 là trên 19.000.000 học sinh. Nhưng đến tháng 9/2022, khi bắt đầu năm học là trên 23.000.000 học sinh. Trong khi đó, số giáo viên vào tháng 9/2015 có 1.156.000 giáo viên cho bậc mầm non đến phổ thông.

Đến thời điểm tháng 9/2022 có 1.227.000 giáo viên. Có thể thấy, số giáo viên nhiều hơn 100.000 trong khi số học sinh đã tăng trên 3.000.000. Bộ trưởng cho rằng đây là tình trạng thiếu do vấn đề tăng số học sinh do tăng dân số tự nhiên.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên do biến động dồn dịch về dân số ở một số vùng, miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp; do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục và thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non bậc 5 tuổi.

Đồng thời, thiếu giáo viên do việc tăng số buổi học từ 1 buổi lên 2 buổi ngày và do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh và tỷ lệ số học sinh trên lớp cần đảm bảo, chuẩn 35 giáo viên cho bậc tiểu học và 45 học sinh trên lớp của bậc trung học.

"Chuẩn này đã được xác định từ năm 2010 và đến năm 2019, trong điều lệ trường tiểu học và trường trung học cũng nhắc lại. Có thể nói, muốn nâng cao chất lượng thì không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn trên lớp. Nếu với số lượng lớp học 60-65 học sinh, thậm chí hơn thế trên một lớp rất khó nâng cao chất lượng dạy và học" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay.

Ngoài ra, tình trạng thiếu giáo viên còn do nhiều nguyên nhân như một thời gian dài không tuyển và không tuyển được; nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác, còn vấn đề là thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các nghề khác…

Về giải pháp, vừa qua Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và sẽ tuyển dần trong từ nay đến năm 2026. Riêng năm 2022 được duyệt 27.850 chỉ tiêu, các Sở Nội vụ của các tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.

Ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh, thành tuy thiếu chỉ tiêu nhưng vẫn đang tồn đọng trên 10.000 chỉ tiêu từ các năm cũ vẫn chưa tuyển được. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương vừa tuyển số mới, vừa tiếp tục tuyển số cũ để đáp ứng được nhu cầu.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Kinh tế xã hội 50 năm: Góc nhìn học thuật và thực tiễn

Mùa xuân lịch sử 50 năm trước trên Báo Công Thương

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD