Chủ nhật 29/12/2024 07:50

Bộ Thông tin và Truyền thông muốn Cốc Cốc trở thành trình duyệt, công cụ tìm kiếm quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn Cốc Cốc trở thành trình duyệt và công cụ tìm kiếm quốc gia. Qua đó, góp phần bảo vệ dữ liệu người dùng Việt.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cùng đoàn đại biểu Bộ Thông tin và Truyền vừa tới thăm và làm việc với đội ngũ Cốc Cốc.

Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao thành công của Cốc Cốc trong suốt hơn 10 năm qua dù phát triển trong một lĩnh vực rất khó. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn Cốc Cốc trở thành trình duyệt và công cụ tìm kiếm quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cùng đoàn đại biểu Bộ Thông tin và Truyền tới thăm và làm việc với đội ngũ Cốc Cốc

Tuy nhiên, để làm được điều này, Cốc Cốc sẽ có rất nhiều việc phải làm. Đầu tiên, Cốc Cốc phải là một sản phẩm thực sự tốt để phục vụ quốc gia và duy trì điều này trong bối cảnh công nghệ, thói quen, nhu cầu người dùng liên tục thay đổi. “Để tạo ra một sản phẩm xuất sắc đã khó nhưng duy trì được việc này còn khó khăn hơn nhiều” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tiếp theo, khi đã là đại diện hay hình ảnh của quốc gia thì tất nhiên phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, cũng như có sự trường tồn, phát triển lâu dài và bền vững thay vì chỉ 5-10 năm.

Theo thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, ngoài việc tạo ra một sản phẩm tốt, nền tảng đó phải được người dùng chấp nhận. Dù Cốc Cốc đã có vài chục triệu người dùng nhưng con số này vẫn còn nhỏ so với 100 triệu người dân Việt Nam.

Dù đều là những thách thức nhưng Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tin tưởng rằng, nếu Cốc Cốc làm được những điều này thì sẽ có thành công phi thường, trở thành “ngôi sao dẫn lối” để công ty phát triển lâu dài. Khi đó, sự thành công của Cốc Cốc sẽ gắn với sự phát triển của Việt Nam và vươn tầm thế giới.

Từ đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, sẽ không có ước mơ nào trở thành hiện thực nếu không thức dậy để làm việc và bắt tay từng bước cụ thể hóa những mục tiêu.

“Giống như một cây cổ thụ lớn lên nhờ hàng tỷ giọt sương, Cốc Cốc đã đi được một mình và có được những kết quả như hiện tại nhưng nếu muốn phát triển hơn nữa, thì cần nhiều nỗ lực, nguồn lực hỗ trợ hơn nữa. Bộ Thông tin và Truyền thông luôn sẵn sàng hỗ trợ các nền tảng số Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng bày tỏ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, nếu như trình duyệt là phương tiện để mỗi người dân đi vào môi trường số thì công cụ tìm kiếm giống như một chiếc bản đồ của người dân. Đây sẽ là công cụ cơ bản dành cho người dân, khi có phương tiện và bản đồ tốt thì mọi người có thể tự mình khám phá và khai phá những giá trị mới trên môi trường số.

Vì vậy, việc có được một trình duyệt và công cụ tìm kiếm quốc gia sẽ đem lại hai lợi ích cho người dân. Thứ nhất, sẽ giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng Việt Nam, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia.

“Khi đó, chúng ta có thể khai thác mọi dữ liệu cá nhân, thói quen tìm kiếm, hành vi đi lại của người dân để tạo ra giá trị và giữ nó ở lại Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ thêm.

Thứ hai, trên bình diện quốc gia, việc một sản phẩm có số đông người sử dụng sẽ giúp hiểu được xu hướng, mối quan tâm của xã hội để có hoạch định chính sách tốt hơn.

“Giả sử như trong thời gian diễn ra dịch cúm, người Việt dùng trình duyệt Việt Nam để tra cứu về cửa hàng thuốc gần mình, thì cơ quan quản lý có thể biết vùng dịch lớn ở đâu và có chính sách phản ứng phù hợp” - Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng dẫn chứng.

Ông Nguyễn Vũ Anh, CEO Cốc Cốc khẳng định, tất cả nguồn lực của Cốc Cốc đều ở Việt Nam và mục tiêu của công ty là phát triển sản phẩm tốt nhất cho người Việt. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều đang quan tâm tới dữ liệu của người dùng được bảo vệ như thế nào.

Vì vậy, việc có một trình duyệt và công cụ tìm kiếm của Việt Nam, với dữ liệu đặt ở Việt Nam là bước rất quan trọng để bảo vệ dữ liệu của người dùng. “Cốc Cốc cam kết đầu tư và nâng cao chất lượng hạ tầng, an toàn thông tin để phục vụ người dùng Việt Nam tốt nhất” - ông Vũ Anh bày tỏ.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy trí tuệ nhân tạo

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp