Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh, ổn định cho khu vực

Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý thông qua về dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM-50) đang diễn ra tại Manila (Philippines).
Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh, ổn định cho khu vực
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại AMM-50. Ảnh Internet

Hy vọng đi vào thực chất

Sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc thông qua dự thảo khung COC, văn kiện sẽ được trình lên các lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao diễn ra vào tháng 11 tới.

Việc thông qua dự thảo khung COC sẽ là bước khởi đầu cho tiến trình đàm phán thực chất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Trả lời truyền thông quốc tế, Tổng Thư ký ASEAN - Lê Lương Minh - nhấn mạnh tầm quan trọng của COC. “Các văn kiện trước đây về Biển Đông thiếu tính ràng buộc, vì vậy chúng thiếu hiệu quả. COC khi được thông qua sẽ có tính ràng buộc pháp lý với các bên. Đó chính là điểm quan trọng của nó”, ông Minh cho biết.

Trong cuộc họp báo ngày 5/8, ông Robespierre Bolivar - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cũng nhấn mạnh, bản dự thảo khung COC được coi như một "phác thảo" định nghĩa bản chất của Bộ quy tắc ứng xử, nêu chi tiết cơ sở pháp lý cũng như "cách hành xử của các nước trong khu vực".

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao - Phạm Bình Minh - cũng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với hòa bình, ổn định của khu vực, tiếp tục thực hiện đầy đủ, tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đề nghị ASEAN đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc, sớm khởi động đàm phán thực chất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.

Một lộ trình dài hơi

Dự thảo khung COC là thỏa thuận đạt được tại Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về triển khai Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) lần thứ 14 tại Quý Dương, Trung Quốc tháng 5 vừa qua.

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông - nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh, ổn định cho khu vực
Các Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc về triển khai DOC lần thứ 14 . Ảnh Internet

Tại cuộc họp, các bên liên quan khẳng định tăng cường đối thoại và tham vấn để thúc đẩy tiến trình DOC và COC nhằm duy trì đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định trong khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng.

Ông Chee Wee Kong - Thứ trưởng Ngoại giao Singapore cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì được động lực trong tiến trình tham vấn này để đạt được tiến độ vững chắc đối với Bộ quy tắc ứng xử có thực chất, dựa trên sự nhất trí của các nhà lãnh đạo.”

Ý tưởng về một văn kiện mang tính ràng buộc pháp lý về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông đã được đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Jarkata (Indonesia) năm 1996.

Năm 1997, ASEAN chuyển đề xuất này cho phía Trung Quốc. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông và đây được coi là bước khởi đầu trong việc xây dựng COC.

Tuy nhiên, phải đến tháng 7/2011 tại Bali (Indonesia), ASEAN và Trung Quốc mới đạt được Bản quy tắc hướng dẫn, thực hiện DOC. Tiến trình đàm phán COC đến năm 2013 mới được bắt đầu và tiến độ diễn ra sau đó cũng rất chậm chạp.

Bản dự thảo khung COC đạt được tháng 5 vừa qua là một bước tiến tiếp theo trong tiến trình xây dựng COC. Chỉ khi nào bộ khung của COC được thông qua, lúc đó, đàm phán về việc thiết lập Bộ quy tắc ứng xử thực thụ, mang tính chất ràng buộc của pháp lý mới bắt đầu.

Nhật Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas 25/5/2024: Ai Cập và Mỹ nhất trí nỗ lực tạo bước đột phá trong đàm phán về Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 25/5/2024: Ai Cập và Mỹ nhất trí nỗ lực tạo bước đột phá trong đàm phán về Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 25/5/2024: ICJ có thể yêu cầu Israel chấm dứt xung đột ở Dải Gaza?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 25/5/2024: ICJ có thể yêu cầu Israel chấm dứt xung đột ở Dải Gaza?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/5/2024: NATO muốn Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/5/2024: NATO muốn Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga?

Thúc đẩy đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật bản

Thúc đẩy đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật bản

Ngày châu Phi 2024: Hướng tới xây dựng Việt Nam - châu Phi thịnh vượng, gắn kết

Ngày châu Phi 2024: Hướng tới xây dựng Việt Nam - châu Phi thịnh vượng, gắn kết

Chiến sự Nga-Ukraine 25/5/2024: NATO ủng hộ Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, nhưng không tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 25/5/2024: NATO ủng hộ Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, nhưng không tham chiến

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Điều gì giúp ông Donald Trump kiếm được hàng triệu đô la ở Texas?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Điều gì giúp ông Donald Trump kiếm được hàng triệu đô la ở Texas?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Người Mỹ lo ngại xung đột có thể xảy ra sau bầu cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Người Mỹ lo ngại xung đột có thể xảy ra sau bầu cử

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/5/2024: Ukraine đưa quân sang Kharkov, mặt trận miền Đông bị xuyên thủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/5/2024: Ukraine đưa quân sang Kharkov, mặt trận miền Đông bị xuyên thủng

Chiến sự Israel-Hamas 24/5/2024: Nga nhắc lại quan điểm về công nhận Palestine; Giám đốc CIA xem xét đàm phán với Hamas

Chiến sự Israel-Hamas 24/5/2024: Nga nhắc lại quan điểm về công nhận Palestine; Giám đốc CIA xem xét đàm phán với Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine 24/5/2024: Nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần hơn; Phương Tây hạn chế đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 24/5/2024: Nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần hơn; Phương Tây hạn chế đưa quân tới Ukraine

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường

Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang

Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump gặp bất lợi trước phán quyết của tòa án?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump gặp bất lợi trước phán quyết của tòa án?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/5/2024: Nga giành quyền kiểm soát làng Kleshcheevka

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/5/2024: Nga giành quyền kiểm soát làng Kleshcheevka

Chiến sự Nga-Ukraine 23/5/2024: Sự xuất hiện của quân đội phương Tây ở Ukraine sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 23/5/2024: Sự xuất hiện của quân đội phương Tây ở Ukraine sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới mới

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm ''vượt qua'' Tổng thống Joe Biden về số tiền gây quỹ

Các quan chức FED cảnh báo: Lạm phát chưa ổn định để hạ lãi suất

Các quan chức FED cảnh báo: Lạm phát chưa ổn định để hạ lãi suất

Xuất khẩu gạo sang Singapore: Chú trọng chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Xuất khẩu gạo sang Singapore: Chú trọng chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Xem thêm