Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Israel phản đối, 3 nước châu Âu công nhận Nhà nước Palestine. Ai Cập dính bê bối sửa nội dung thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Chiến sự Israel-Hamas ngày 21/5/2024: Tổng thống Biden nói quyết định của ICC về bắt giữ lãnh đạo Israel là thái quá Chiến sự Israel-Hamas ngày 21/5/2024: Tại sao ICC đề nghị bắt Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel? Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/5/2024: Lầu Năm Góc chỉ trích chiến thuật của Israel trong cuộc chiến với Hamas

Theo tuyên bố của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, 3 quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy đã công nhận Palestine là một quốc gia độc lập. Quyết định này sẽ có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5.

Đáp lại điều này, Ngoại trưởng Israel Israel Katz đã tuyên bố triệu hồi đại sứ từ Na Uy và Ireland để tham vấn và hứa hẹn sẽ có đáp trả tương xứng. Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas hoan nghênh quyết định công nhận nhà nước Palestine.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận
Phong trào công nhận Nhà nước Palestine độc lập đang lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Getty.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre xác nhận nước này đã chính thức công nhận Palestine là một quốc gia độc lập. Ông nhấn mạnh rằng giải pháp hai nhà nước có thể giải quyết xung đột và cung cấp một ngôi nhà an toàn cho cả người Israel và người Palestine. Việc công nhận một nhà nước Palestine là điều kiện cần thiết để đạt được hòa bình ở Trung Đông.

“Người dân Palestine có quyền tự quyết độc lập cơ bản. Cả người Israel và người Palestine đều có quyền sống trong hòa bình tại quốc gia của họ. Sẽ không có hòa bình ở Trung Đông nếu không có giải pháp hai nhà nước”, ông Jonas Gahr Støre nói

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez giải thích rằng việc công nhận Palestine không nhằm mục đích chống lại người dân Israel và không mang lại lợi ích cho phong trào Hamas. Quyết định này được đưa ra vì “hòa bình, hòa hợp và công lý”. Trong tháng 4/2024, ông Pedro Sanchez tuyên bố rằng việc công nhận Palestine là mối quan tâm địa chính trị đối với các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Lập trường của Ireland về việc chính thức công nhận Palestine đã được Thủ tướng Simon Harris khẳng định: “Ước mơ của Ireland là trẻ em Israel và Palestine lớn lên trở thành những người hàng xóm hòa bình. Người đứng đầu chính phủ Ireland cho biết cả người dân Palestine và Israel về bản chất đều tốt bụng”.

Trong phản ứng mới nhất, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhà nước Do Thái, Israel Katz, đã công bố các biện pháp trả đũa quyết định của ba nước châu Âu: “Hôm nay tôi gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Ireland và Na Uy: Israel sẽ không im lặng. Tôi vừa ra lệnh triệu hồi các đại sứ Israel ở Dublin và Oslo về Israel để tham vấn khẩn cấp ở Jerusalem. Động thái vội vàng của hai nước sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Nếu Tây Ban Nha thực hiện ý định công nhận nhà nước Palestine, một bước tương tự sẽ được thực hiện tương ứng”.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận
Xung đột tại Dải Gaza chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt. Ảnh: AP

Cùng với Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy, Palestine được 146 quốc gia thành viên Liên hợp quốc công nhận. Đây không phải là những quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố độc lập của một quốc gia Ả Rập.

Liên quan tới thỏa thuận hòa bình tại Dải Gaza, theo kênh truyền hình CNN của Mỹ, giới chức tình báo Ai Cập đã bí mật thay đổi điều khoản trong đề xuất ngừng bắn mà Israel đã đồng ý, khiến các bên tức giận.

Theo đó, nội dung dự thảo thỏa thuận ngừng bắn mà Hamas tuyên bố chấp thuận hôm 6/5 không giống những điều khoản trong tài liệu được Mỹ và Qatar trao cho phong trào này xem xét.

Nguồn tin cho biết một quan chức tình báo Ai Cập đã tự ý chỉnh sửa vài điều khoản trong dự thảo, dẫn tới làn sóng giận dữ và chỉ trích lẫn nhau giữa các quan chức Mỹ, Israel và Qatar, đồng thời khiến nỗ lực đàm phán rơi vào bế tắc.

"Tất cả chúng tôi đều bị lừa", CNN đăng tải

Các nguồn tin cho biết, Ahmed Abdel Khalek, quan chức tình báo cấp cao của Ai Cập chính là người đã thay đổi nội dung dự thảo. Abdel Khalek là cấp phó của Giám đốc tình báo Ai Cập Abbas Kamel, người đang chịu trách nhiệm làm trung gian đàm phán của Cairo.

Abdel Khalek đã cung cấp thông tin không nhất quán cho Israel và Hamas. Ông này cũng đưa nhiều yêu cầu của Hamas vào đề xuất đã được phía Israel ngầm chấp nhận nhằm đảm bảo thỏa thuận sẽ được thông qua, nhưng thông tin không được chia sẻ với các bên trung gian và đặc biệt là Tel Aviv.

"Tất cả các bên đều cho rằng tài liệu Ai Cập cung cấp có nội dung giống với văn bản đã được Israel phê duyệt và các nước trung gian Mỹ, Qatar tiếp cận", hãng tin CNN thông tin. Thực tế, giới chức tình báo Ai Cập đã đưa thêm các yêu cầu của Hamas vào nội dung văn bản gốc.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns, đại diện cơ quan đàm phán của Mỹ, đã hết sức phẫn nộ và xấu hổ khi biết tin Ai Cập bí mật thay đổi nội dung đề xuất ngừng bắn.

Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đã thông báo với tình báo Israel rằng Ai Cập "hành động một mình" khi thay đổi nội dung dự thảo thỏa thuận, hai nguồn tin nói. Qatar được cho là sẽ đóng vai trò lớn hơn trong vòng đàm phán tiếp theo về hòa bình cho Dải Gaza. Dù vậy, Ai Cập được kỳ vọng vẫn sẽ chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc đối thoại, do nước này có quan hệ gần gũi với Hamas và Israel ưu tiên Cairo hơn Doha trong vai trò trung gian đàm phán.

Khi được hỏi liệu có quan ngại gì về việc Ai Cập sẽ tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán tiếp theo về Dải Gaza hay không, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không đề cập, mà nhấn mạnh rằng Tel Aviv chưa sẵn sàng chấp nhận các điều khoản có thể cho phép Hamas tấn công nước này một lần nữa.

"Tôi hy vọng Ai Cập hiểu Israel không thể đồng ý với những điều như vậy", Thủ tướng Israel nhấn mạnh.

Ngày 6/5, Hamas thông báo đã chấp nhận đề xuất của Qatar và Ai Cập về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, trong đó có điều khoản yêu cầu Israel rút quân khỏi dải đất, cho phép người Palestine trở về nhà cũng như trao đổi tù nhân Israel và Palestine. Đề xuất này bao gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 42 ngày.

Kim Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Báo Nga: Chuyên gia cảnh báo căng thẳng leo thang nếu Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

Báo Nga: Chuyên gia cảnh báo căng thẳng leo thang nếu Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

Thủ tướng Đức nêu lý do điện đàm với Tổng thống Putin, cam kết

Thủ tướng Đức nêu lý do điện đàm với Tổng thống Putin, cam kết 'chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine'?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/11/2024: Đức kêu gọi đối thoại với Nga-Ukraine; Moscow tập kích cơ sở năng lượng của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/11/2024: Đức kêu gọi đối thoại với Nga-Ukraine; Moscow tập kích cơ sở năng lượng của Ukraine

Nga cảnh báo Thế chiến III nếu Ukraine được dùng tên lửa tầm xa tấn công vào Moscow

Nga cảnh báo Thế chiến III nếu Ukraine được dùng tên lửa tầm xa tấn công vào Moscow

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/11: Kịch chiến nảy lửa tại Kursk; UAV Ukraine phá hủy xe phòng không Buk của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/11: Kịch chiến nảy lửa tại Kursk; UAV Ukraine phá hủy xe phòng không Buk của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine 'gặp khó' nơi tiền tuyến; Nga để mất vũ khí 'triệu đô'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục

Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục 'nã pháo' vào Beirut, Hezbollah sẵn sàng rút quân

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/11: Nga đã sẵn sàng đàm hoà; lính Ukraine đầu hàng tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/11: Nga đã sẵn sàng đàm hoà; lính Ukraine đầu hàng tại Kursk

Xem thêm