Chủ nhật 22/12/2024 08:38

Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô như thế nào?

Bộ Nội vụ mới ban hành kế hoạch về hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký Quyết định số 591/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua ngày 28/6/2024.

Kế hoạch ban hành nhằm mục đích xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trong việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô. Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Bộ Nội vụ trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Tổ chức kịp thời, hiệu quả việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến về Luật Thủ đô.

Kế hoạch yêu cầu bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc thi hành Luật Thủ đô.

Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò của đơn vị được phân công chủ trì trong việc phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Xác định lộ trình cụ thể, khẩn trương soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để bảo đảm Luật Thủ đô được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi TP. Hà Nội và cả nước. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô.

Trước đó, ngày 28/6/2024, Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15) gồm 7 Chương, 54 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô năm 2024 dành riêng Chương II với 9 Điều (từ Điều 8 đến Điều 16) quy định về Tổ chức chính quyền đô thị (Điều 8); Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (Điều 9); Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (Điều 10); Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội (Điều 11); Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội (Điều 12).

Đồng thời là các lĩnh vực như Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường (Điều 13); Phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (Điều 14); Tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (Điều 15) và Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Điều 16).

Cụ thể, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ít nhất là 25% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố hoạt động chuyên trách, gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, không quá 3 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên. Số lượng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định, bảo đảm không quá 11 người.

Hội đồng nhân dân thành phố được thành lập không quá 06 Ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể. Ban của Hội đồng nhân dân thành phố gồm Trưởng ban do Hội đồng nhân dân bầu; Phó Trưởng ban và các Ủy viên do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố quyết định số lượng Phó Trưởng ban bảo đảm bình quân không quá 2 người trên một Ban.

Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội có 2 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách không quá 9 người do Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố quyết định; được thành lập không quá 3 Ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể.

Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban nhân dân phường gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các công chức khác của phường. Phường loại I và loại II có không quá 2 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phường loại III có 1 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm