Chủ nhật 27/04/2025 04:35

Bỏ hoàn toàn thanh tra bộ, tổng cục, sở, huyện

Lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện...

Sẽ không tổ chức thanh tra chuyên ngành

Sáng 26/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong

Trình bày Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ, Luật Thanh tra năm 2022 được ban hành và triển khai thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 9 chương và 64 điều. Đáng chú ý, dự thảo Luật lược bỏ hoàn toàn quy định về thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, thanh tra sở, thanh tra huyện, tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành...

Về lý do, ông Đoàn Hồng Phong cho biết, triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra; kết thúc hoạt động của thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các Bộ, các sở và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chuyển sang thực hiện kiểm tra chuyên ngành.

Bên cạnh đó, lược bỏ nội dung ở Luật để phân quyền cho Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ cấu tổ chức của thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; hồ sơ thanh tra; sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo...

Bởi theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, đây là các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, hoàn thiện một số quy định cụ thể sau: Sửa đổi, hoàn thiện quy định về các cơ quan thanh tra, Điều 7 của dự thảo Luật quy định gồm: Thanh tra Chính phủ; thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Cơ yếu; cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, quy định cụ thể về thanh tra Bộ Công an, thanh tra Bộ Quốc phòng, thanh tra Ngân hàng Nhà nước; sửa đổi, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện kết luận thanh tra; quy định về công bố quyết định thanh tra theo hướng quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.

Ngoài ra, dự thảo Luật hoàn thiện một số quy định như: Căn cứ ban hành quyết định thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, ban hành kết luận thanh tra, nhiệm vụ, quyền của người tiến hành thanh tra, trách nhiệm của đối tượng thanh tra, giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra…

Điều này do thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra, cần sửa đổi, hoàn thiện các quy định này nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức, hoạt động thanh tra và phù hợp với thực tiễn, khắc phục một số bất cập của pháp luật về thanh tra hiện nay.

Cần làm rõ 2 loại hoạt động thanh tra

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra năm 2022 với các lý do, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, quan điểm như được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Đồng thời, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực, khẩn trương của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật; tán thành việc xây dựng, ban hành Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ, gửi đúng thời hạn quy định.

Dự thảo Luật quy định khái niệm thanh tra cơ bản kế thừa Luật Thanh tra hiện hành (khoản 1 Điều 2), tuy nhiên không quy định “Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”, đồng thời, trong các điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật cũng không đề cập tới 2 loại hoạt động thanh tra này.

Qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị làm rõ: Trong nhiệm vụ của cơ quan thanh tra sau sắp xếp có tiếp tục giữ 2 loại hoạt động thanh tra nói trên hay không; nếu không còn hoạt động thanh tra chuyên ngành thì có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hay không.

Còn nếu vẫn duy trì hoạt động thanh tra chuyên ngành thì việc tiến hành 2 loại hoạt động thanh tra này theo cùng một trình tự, thủ tục có phù hợp, khả thi không? Thanh tra Chính phủ có thực hiện thanh tra chuyên ngành không?

"Đây là những vấn đề quan trọng cần làm rõ, thống nhất về nhận thức để làm cơ sở cho việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan thanh tra cũng như trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra" - ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Điều 7 của dự thảo Luật quy định hệ thống cơ quan thanh tra, gồm: Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Cơ yếu; Cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong khi, theo Kết luận số 134-KL/TW thì tiếp tục duy trì tổ chức và hoạt động đối với: “Thanh tra Bộ Quốc phòng, thanh tra Bộ Công an, thanh tra Ngân hàng Nhà nước, thanh tra Cơ yếu, thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước”.

Về vấn đề này, qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với cách quy định khái quát về các cơ quan thanh tra như dự thảo Luật, vừa bảo đảm thể chế hóa Kết luận số 134-KL/TW, vừa phù hợp với thực tiễn tổ chức các cơ quan này hiện nay.

Qua việc lược bỏ 54 điều của Luật Thanh tra năm 2022, dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, cắt giảm trên 40% các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kỳ vọng công nhân dẫn đầu kỷ nguyên số

Các trường hợp nào sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất?

Đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD