Thứ ba 26/11/2024 04:30

Bộ Công Thương: Rốt ráo gỡ khó cho hàng hóa xuất khẩu trước sự cố siêu tàu mắc kẹt tại kênh đào Suez

Sự cố siêu tàu mắc kẹt tại kênh đào Suez - điểm quan trọng trên hành trình xuất khẩu hàng hóa sang EU đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường quan trọng này. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá ra sao về ảnh hưởng của sự cố sự cố siêu tàu mắc kẹt tại kênh đào Suez đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang EU? Bộ Công Thương có định lượng gì về thiệt hại mà DN xuất khẩu phải chịu trước sự cố trên?

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Ngày 23/3, tàu của Ever Given - một trong những tàu container lớn nhất thế giới - trên đường di chuyển từ Châu Á sang Châu Âu đã bị mắc cạn khi di chuyển qua Kênh đào Suez. Sự việc này khiến việc di chuyển của các con tàu khác theo cả hai hướng trên Kênh đào Suez đều bị dừng lại, gây ùn tắc tại khu vực này.

Kênh đào Suez dài 190km, là một trong những tuyến hàng hải đông đúc bậc nhất thế. Khoảng 12% thương mại toàn cầu được vận chuyển qua kênh đào này. Năm 2020, gần 19.000 lượt tàu thuyền đã đi qua kênh đào Suez với tổng trọng tải khoảng 1,17 tỷ tấn.

Theo Nhà cung cấp dịch vụ hàng hải Inchcape, Ever Given được giải cứu thành công vào lúc 4h30 ngày 29/3/2021 (9h30 giờ Hà Nội). Tàu hiện được đảm bảo an toàn. Như vậy, tàu container Ever Given đã nổi trở lại sau nhiều ngày đâm vào bờ kênh Suez và mắc cạn.

Trong trường hợp việc giải phóng tàu Ever Given kéo dài, nếu các tàu đi vòng qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi) sẽ khiến hành trình từ Châu Á tới Châu Âu kéo dài thêm 2 tuần, làm chi phí gia tăng đáng kể.

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu với kim ngạch 43,7 tỷ USD, và nhập khẩu từ thị trường này 18,5 tỷ USD. 2 tháng đầu năm 2021, con số xuất khẩu là 7,5 tỷ USD, và nhập khẩu 3,1 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18% và 12%. Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc.

Ngoài một khối lượng nhỏ hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt, về cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Châu Âu vẫn được vận chuyển bằng đường biển, đi qua Kênh Suez. Do vậy, việc Kênh bị ngừng lưu thông sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Âu.

Hình ảnh con tàu Ever Given gây ra vụ tắc nghẽn giao thông đường thủy nghiêm trọng ở kênh đào Suez. Ảnh: AP

Để góp phần cùng doanh nghiệp giải quyết sự cố, Bộ Công Thương đã có giải pháp gì?

Bộ Công Thương đã có chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát tiến độ giải phóng tàu Ever Given để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nắm tiến độ giao hàng, làm hàng tại các cảng đầu mối để có biện pháp điều tiết cần thiết trong trường hợp sự cố tại Kênh Suez kéo dài.

Bộ Công Thương có khuyến cáo gì đến doanh nghiệp để giải quyết khó khăn trước sự cố này?

Cùng với tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch Covid-19, sự cố tại Kênh Suez góp phần làm tăng thêm các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Các vấn đề trên cho thấy vai trò thiết yếu của logistics trong hoạt động phát triển kinh tế nói chung và phát triển thương mại nói riêng. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, xã hội, thiên tai, dịch bệnh... chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng, đứt gãy bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao khả năng thích ứng, chịu đựng trước những biến động khắc nghiệt của thị trường. Đa dạng hóa và lên phương án dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp để có thể giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có tình huống bất lợi xảy ra.

Xin cảm ơn ông!
Phương Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính