Thứ ba 29/04/2025 16:47

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Chỉ trong 2 ngày 24 – 25/5, Bộ Công Thương liên tiếp ra hai văn bản nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Ngày 25/5, Bộ Công Thương có văn bản về việc triển khai thực hiện Thông báo số 182/TB-VPCP ngày 17/5 của Văn phòng Chính phủ gửi gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Điều tiết điện lực.

Theo đó, thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 182/TB-VPCP, tiếp theo Công văn số 3184/BCT-ĐTĐL ngày 24/5 về việc đàm phán giá tạm thời của các nhà máy điện chuyển tiếp và ý kiến tại cuộc họp cùng ngày về việc đàm phán giá tạm để sớm đưa các nhà máy điện chuyển tiếp đi vào vận hành trong giai đoạn đàm phán, thống nhất giá điện chính thức giữa Bộ Công Thương, EVN và các chủ đầu tư nhà máy điện chuyển tiếp, Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương thực hiện:

Với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định: EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện.

Với các nhà máy điện chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm thời, đề nghị EVN khẩn trương ký kết hợp đồng mua bán điện và rà soát các thủ tục để sớm cho vận hành phát điện lên lưới điện. Các nhà máy điện còn lại, EVN khẩn trương thoả thuận giá tạm thời với các chủ đầu tư trước ngày 27/5 để trình Bộ Công Thương phê duyệt và tiến hành đồng thời với việc hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán điện.

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản nóng gỡ khó điện gió, điện mặt trời. Ảnh: TTXVN

EVN chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến EVN như thoả thuận đấu nối (nếu đã hết hạn) trước ngày 27/5; hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định tại Quyết định số 25/QĐ-ĐTDL ngày 16/3 của Cục Điều tiết điện lực trước ngày 27/5 đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm. Xem xét kết quả thử nghiệm của các nhà máy điện, đảm bảo phủ hợp với yêu cầu kỹ thuật và các quy định có liên quan.

Khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hoá thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh theo phân cấp có nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư vướng mắc về quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư. Yêu cầu Cục Điều tiết điện lực khẩn trương thực hiện công tác cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

“Đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện nhằm sớm đưa các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp vào vận hành, đảm bảo cung cấp điện và khai thác tài nguyên, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư”, văn bảo của Bộ Công Thương nêu.

Trước đó, ngày 24/5, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi EVN về việc đàm phán giá tạm thời của các nhà máy điện chuyển tiếp. Tại văn bản này Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện khi đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.

Cũng trong ngày 24/5, tại hội nghị với chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạochuyển tiếp để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định EVN luôn hỗ trợ tối đa các chủ đầu tư nhằm hoàn thiện hồ sơ dự án đảm bảo theo đúng quy định, để quá trình làm việc, đàm phán giữa bên mua điện và bán điện được diễn ra khẩn trương nhất có thể. EVN sẵn sàng làm việc kể cả vào ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ đàm phán.

Tuy nhiên, theo EVN, một số dự án hiện còn nhiều vướng mắc về vấn đề pháp lý. Hầu hết các dự án là chưa hoàn thiện, thiếu các thủ tục pháp lya khác nhau, trong đó khó khăn, vướng mắc nhiều nhất liên quan đến đất đai để thực hiện dự án. Trường hợp chủ đầu tư không hoàn thiện các vấn đề pháp lý, không thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật thì EVN rất rất khó huy động điện từ các dự án này vì như thế không khác gì hợp tác hóa vi phạm.

Hoàng Hưng
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Nỗ lực ngày đêm đưa đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên về đích

EVNSPC đưa vào vận hành nhiều công trình dịp kỷ niệm 30/4

PC Lào Cai trực 24/24 giờ để đảm bảo điện dịp Lễ 30/4 - 1/5

Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thống nhất phương án cắt điện thi công đường Vành đai 4

Đầu tư hạ tầng điện: Bước đi chiến lược của PC Hà Nam

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

Khai mạc triển lãm quốc tế năng lượng- VCAE EXPO 2025

Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

Quyết tâm không để thiếu điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen