Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
ASEAN: Đặt mục tiêu đưa Hiệp định RCEP có hiệu lực ngày 1/1/2022 RCEP: Chú trọng về hợp tác bản quyền trong thương mại Thực thi Hiệp định RCEP: Chủ động phòng vệ, doanh nghiệp sẽ lớn mạnh

Sau 8 năm kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu khởi xướng đàm phán Hiệp định RCEP, ngày 15/11/2020, 10 quốc gia ASEAN và 5 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) chính thức ký kết RCEP. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa tích cực, tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn, là thông điệp tích cực về sự ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Đặc biệt, việc ký kết và thực thi Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi nền kinh tế khu vực sau đại dịch COVID-19.

Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP
Hiệp định RCEP chính thức được ký kết ngày 15/11/2020 gồm 10 quốc gia ASEAN và 5 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand)

RCEP sẽ tiến tới loại bỏ khoảng 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.

Trước đó, trả lời báo chí về tiến trình phê chuẩn Hiệp định RCEP, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Việt Nam đang hoàn tất các bước cuối cùng và rất hy vọng tham gia vào nhóm nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định, dự kiến có thể hoàn thành phê duyệt Hiệp định RCEP trước tháng 11 năm 2021. Nếu đến ngày 31/10/2021 có đủ 6 nước ASEAN và thêm một đối tác nữa trong số ba nước Hàn Quốc, New Zealand và Australia hoàn thành phê chuẩn thì hiệp định có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Để thực thi RCEP, Bộ Công Thương đã soạn thảo dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP. Cụ thể, liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, dự thảo nêu rõ, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành bởi tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu, dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng bản viết hoặc điện tử cho tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu theo quy định nội luật của nước thành viên xuất khẩu.

Đặc biệt, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có mẫu chung được thống nhất bởi các nước thành viên; có số tham chiếu cụ thể thể hiện bằng tiếng Anh; chữ ký và con dấu của tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành.

Về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, dự thảo quy định, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu có thể tiến hành kiểm tra, xác minh theo những phương thức gửi thư đề nghị yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin. Hoặc, gửi thư đề nghị yêu cầu nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.

Mặt khác, gửi thư đề nghị cho tổ chức cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin; kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu bằng việc quan sát quá trình sản xuất sản phẩm và kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh xuất xứ của hàng hóa bao gồm các dữ liệu kế toán mà bất kỳ cơ chế mà các nước thành viên thoả thuận.

Ngoài ra, cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả xác minh. Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép thông quan hàng hóa, nhưng có thể yêu cầu việc thông quan tuân thủ theo quy định nội luật.

Có thể nói, trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Theo ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, Hiệp định RCEP cũng sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, theo ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế , doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có hai chiến lược. Về ngắn hạn, các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình chiến lược phòng thủ. Theo đó, doanh nghiệp cần củng cố thị trường trong nước, nâng cao chất lượng mặt hàng, nhận diện thương hiệu của mình chuẩn xác. Với chiến lược tấn công, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch mở cửa thị trường, thậm chí thị trường quen với mặt hàng có lợi thế.

Đồng thời, chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa”- ông Trịnh Minh Anh khuyến nghị.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát lộ cách thức lừa đảo chứng khoán mới: Miếng phô mai béo bở chỉ có trên bẫy chuột!

Phát lộ cách thức lừa đảo chứng khoán mới: Miếng phô mai béo bở chỉ có trên bẫy chuột!

Trên mạng xã hội đang xuất hiện các đối tượng chuyên giả mạo chuyên gia, nhân viên công ty chứng khoán có tên tuổi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư...
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, đang mở rộng điều tra

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, đang mở rộng điều tra

Liên quan đến vụ Tập đoàn Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.
Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang bị khởi tố vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang bị khởi tố vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Ông Dương Văn Thái, Bí thư tỉnh Bắc Giang bị điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ liên quan vụ án tại Tập đoàn Thuận An.
Bắc Giang: Công ty CP Đầu tư Minh Hùng bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản hơn 8 tỷ đồng

Bắc Giang: Công ty CP Đầu tư Minh Hùng bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản hơn 8 tỷ đồng

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thông tin về việc cưỡng chế, yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với Công ty CP Đầu tư Minh Hùng hơn 8 tỷ đồng...
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc doanh nghiệp, tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc doanh nghiệp, tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân

Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân người nước ngoài để phục vụ điều tra.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Vừa báo lỗ, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG lại bị cưỡng chế thuế

Đồng Nai: Vừa báo lỗ, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG lại bị cưỡng chế thuế

Chi Cục thuế khu vực Trảng Bom – Thống Nhất (Cục thuế Đồng Nai) vừa có quyết định về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (huyện Trảng Bom).
Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Nhận được phản ánh về dấu hiệu vi phạm trong khai thác khoáng sản trên sông Hồng, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xác minh, làm rõ.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Quản lý Tài sản B&H vừa bị Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Nhiều cán bộ của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang phải kiểm điểm do tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân không đúng quy định pháp luật.
Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thông tin về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty TNHH vận tải Bảo Anh Minh và Công ty Thiết bị điện Thơm Tuyến do nợ thuế.
Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh

Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh

Lâm Đồng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Bắc Giang: Tạm giữ gần 19.000 sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Bắc Giang: Tạm giữ gần 19.000 sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang kiểm tra, phát hiện 18.900 sản phẩm là quần áo, váy có dấu hiệu giả nhãn mác, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Thanh Hóa: Truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất hàng giả, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng

Thanh Hóa: Truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất hàng giả, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp thiết kế, kết cấu công trình không có chứng chỉ năng lực

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp thiết kế, kết cấu công trình không có chứng chỉ năng lực

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh phát hiện 35 công ty thiết kế, kiểm định móng, kết cấu các công trình tại quận Bình Tân không có chứng chỉ năng lực hoạt động.
Bạc Liêu: Tăng cường xử lý thông tin sai sự thật trên không gian mạng

Bạc Liêu: Tăng cường xử lý thông tin sai sự thật trên không gian mạng

Chỉ tính trong quý I/2024, Công an tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện 19 vụ vi phạm trên không gian mạng.
Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ngày 2/5, Cục Thuế tỉnh Sơn La thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế hoạt động trên địa bàn.
TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 2 đại diện doanh nghiệp nợ thuế

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 2 đại diện doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế TP. Cần Thơ vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của 2 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Vì sao Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu bị khởi tố?

Vì sao Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu bị khởi tố?

Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị khởi tố do liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Vũng Tàu.
Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 8 doanh nghiệp nợ thuế

Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 8 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk thông tin về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản 8 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Nguyên nhân ban đầu vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Nguyên nhân ban đầu vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu) là do lỗi kỹ thuật của lò hơi.
Lái xe sau khi nhậu cùng đồng nghiệp vẫn cầm lái chở 57 hành khách

Lái xe sau khi nhậu cùng đồng nghiệp vẫn cầm lái chở 57 hành khách

Kiểm tra xe khách có dấu hiệu nhồi nhét, lực lượng Cảnh sát giao thông còn phát hiện lái xe vi phạm nồng độ cồn. Nam lái xe và chủ xe bị phạt 53 triệu đồng.
Đồng Nai: Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi khiến 13 người thương vong

Đồng Nai: Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi khiến 13 người thương vong

Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh, huyện Vĩnh Cửu.
Xử lý nhiều trường hợp đưa tin thất thiệt

Xử lý nhiều trường hợp đưa tin thất thiệt ''Đà Lạt có biến lớn, bạo động''

Nhiều trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến lớn, bạo động" đã bị công an triệu tập để xác minh, xử lý.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động