Thực thi Hiệp định RCEP: Chủ động phòng vệ, doanh nghiệp sẽ lớn mạnh

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, trong một “sân chơi” kinh tế mở rộng, việc đối diện với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại là thách thức của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao khả năng chủ động ứng phó về vấn đề này sẽ là “vũ khí” quan trọng để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích chính đáng cũng như sẽ không ngừng lớn mạnh.

Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Ngày 15/11/2020, Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia thành viên Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước ASEAN và 5 đối tác đã có HIệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand – trừ Ấn Độ đã ký kết Hiệp định. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa tích cực, sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Đặc biệt, việc ký kết và thực thi Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi nền kinh tế khu vực sau đại dịch Covid-19.

Thực thi Hiệp định RCEP: Chủ động phòng vệ, doanh nghiệp sẽ lớn mạnh
Chủ động về các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ gia tăng cơ hội cho hàng hóa Việt Nam hiện diện tại các thị trường lớn của thế giới

RCEP là FTA có quy mô lớn nhất hiện nay mà Việt Nam tham gia. RCEP bao phủ 30% dân số thế giới, chiếm 32% GDP toàn cầu. Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ (QTXX) chung giữa 15 nước (thay vì áp dụng năm bộ QTXX theo năm FTA của ASEAN+1 như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.

Khi RCEP được thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...

Tuy nhiên, việc tham gia các FTA nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp khi bước vào “sân chơi” kinh tế lớn. Theo đó, bên cạnh những ưu đãi về giảm thuế, các đối tác trong FTA của Việt Nam đều thuộc nhóm những nước sử dụng công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) trên thế giới, do đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ bị các nước đối tác điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM nhiều hơn. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, việc chủ động ứng phó và vận dụng hiệu quả các biện pháp PVTM là giải pháp giúp doanh nghiệp thoát khỏi các vụ kiện và đảm bảo giữ vững thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng.

Tại Hiệp định RCEP, liên quan đến nội dung PVTM được quy định tại chương 7 của Hiệp định. Đại diện Cục PVTM, Bộ Công Thương - cho biết, nội dung Chương PVTM của Hiệp định RCEP về cơ bản phù hợp với các cam kết của Việt Nam ở WTO và pháp luật Việt Nam về PVTM. Theo đó, các biện pháp gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ toàn cầu được quy định theo hướng bảo lưu nghĩa vụ các bên theo cam kết WTO và bổ sung một số cam kết cụ thể về thông báo, tham vấn, cấm sử dụng phương pháp Quy về không, công bố dữ liệu trọng yếu, xử lý thông tin mật và thủ tục thẩm tra tại chỗ.

Cụ thể, về tự vệ: Không áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan hoặc hạn chế định lượng, không muộn hơn 3 năm trước khi kết thúc giai đoạn chuyển đổi thì Uỷ ban Hàng hoá có thể thảo luận, rà soát việc thực thi, trong đó có vấn đề về thời hạn của biện pháp; không áp dụng biện pháp trong vòng 1 năm kể từ khi giảm/xoá bỏ thuế; không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp hoặc biện pháp tự vệ chuyển tiếp tạm thời với hàng hoá của 1 bên nếu hàng hoá từ bên đó không vượt quá 3% tổng nhập khẩu hàng hoá đó của nước nhập khẩu từ tất cả các bên với điều kiện các bên có thị phần dưới 3% cộng lại không chiếm hơn 9%...

Đối với chống bán phá giá/chống trợ cấp, hiệp định quy định cụ thể về thời gian thông báo, hồ sơ công khai dưới dạng bản cứng hoặc bản mềm; đồng thời quy định cụ thể về thời gian thông báo nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ trước khi khởi xướng điều tra chống bán phá giá (7 ngày); quy định cụ thể về việc thông báo trước khi khởi xướng điều tra trợ cấp ít nhất 20 ngày trước ngày khởi xướng; công bố dữ liệu trọng yếu, gồm các quy định cụ thể về thời gian (ít nhất 10 ngày trước khi có quyết định cuối cùng), quy định về việc mời tham vấn, cung cấp hồ sơ công khai, tóm tắt thông tin mật giống với WTO...

Tự tin trên “sân chơi” mở rộng

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam tiếp tục gặp nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. Trước bối cảnh đó, các quốc gia không ngừng gia tăng chính sách bảo hộ nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, do đó số lượng các vụ việc điều tra PVTM cả hai chiều không ngừng gia tăng. Theo ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục PVTM, điều này sẽ khiến cho các ngành hàng sản xuất trong nước đứng trước những thách thức, khó khăn mới, nhất là khi thực hiện các cam kết từ nhiều FTA, trong đó có RCEP có mức độ cạnh tranh khốc liệt.

Ông Chu Thắng Trung khuyến nghị thêm, việc bị áp thuế PVTM sẽ dẫn tới giá xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế từ Việt Nam tăng lên đáng kể, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ Việt Nam so với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường không bị áp thuế khác. Thậm chí, trong trường hợp khả quan, khi bị áp dụng biện pháp PVTM với mức thuế thấp, một số doanh nghiệp vẫn có thể duy trì được thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu có thể không gia tăng như kỳ vọng, hay nói cách khác, biện pháp PVTM sẽ làm kìm hãm tốc độ gia tăng xuất khẩu.

Do vậy, nhiều khuyến cáo đã đưa ra đối với doanh nghiệp, đó là muốn tham gia “sân chơi” mở rộng như RCEP, đòi hỏi cần nắm vững quy định pháp lý để hạn chế rủi ro và những nguy cơ tiềm ẩn khi ký kết hợp tác với đối tác nước ngoài; chủ động tìm hiểu các vụ kiện hay tranh chấp thương mại để nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ, chính xác mọi thông tin của đối tác về năng lực tài chính và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nhằm bảo đảm quá trình giao kết hợp đồng được đúng thủ tục pháp lý, quy định pháp luật và hài hòa lợi ích của các bên.

Đặc biệt, để giảm bớt những vụ việc về PVTM, doanh nghiệp cần đẩy mạnh những nhóm hàng Việt Nam chủ động nguồn cung và có giá trị gia tăng cao, có nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh như nông sản - thực phẩm, thủy sản, thiết bị y tế. Doanh nghiệp đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chất lượng, chủ động đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền chế biến sâu, gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Thực tế, qua các vụ khởi xướng điều tra thời gian qua đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đều cho thấy, các vụ khởi xướng điều tra có thể bắt đầu với bị đơn là một hoặc một vài doanh nghiệp nhưng nguy cơ thiệt hại cho cả ngành hàng là rất lớn, nên các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi thông tin, tích cực phối hợp với hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý nhà nước để cùng giải quyết hiệu quả. Hơn nữa, các biện pháp đối phó với PVTM nếu được chuẩn bị chủ động sẽ khiến doanh nghiệp lớn mạnh hơn.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp hạn chế những nguy cơ khi thực thi các FTA, nhất là Hiệp định RCEP, ông Chu Thắng Trung - cho hay, Cục PVTM sẽ phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp về PVTM, nhất là Đề án về nâng cao năng lực PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới; tăng cường cảnh báo sớm về PVTM, trong đó chú trọng hoạt động cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Theo thông báo của Ủy ban thuế Philippines (TC), nguyên đơn đã rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá xi măng Việt Nam.
EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Ủy ban châu Âu (EC) vừa có thông báo không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát nhập khẩu vào EU.
Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Bộ Công Thương ban hành Quyết định kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu.
Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025

Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025

Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025 vừa được ban hành. Theo đó, Hoa Kỳ đã sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định hiện hành.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế

Tận dụng các FTA để đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại trên thị trường quốc tế.
Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài polyeser nhập khẩu.
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Canada kết luận rà soát giá trị thông thường ống dẫn dầu

Canada kết luận rà soát giá trị thông thường ống dẫn dầu

Canada đã ban hành kết luận đợt rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với mặt hàng ống dẫn dầu (OCTG) nhập khẩu từ một số nước.
Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Thái Lan thông báo khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép các bon cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc...
Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Các quốc gia sẽ có xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng nhiều, cùng với đó, mức độ phức tạp và quy mô của các vụ việc cũng tăng lên.
Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện.
Doanh nghiệp gỗ tạo sức mạnh ‘bó đũa’ ứng phó phòng vệ

Doanh nghiệp gỗ tạo sức mạnh ‘bó đũa’ ứng phó phòng vệ

Trước tần suất xuất hiện các vụ kiện phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tạo sức mạnh ‘bó đũa’ để ứng phó.
Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội

Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội

Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội vừa được ban hành.
Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm và để đạt hiệu quả phải tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành hàng.
Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

Năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo vệ sản xuất trong nước

Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo vệ sản xuất trong nước

Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành sản xuất trong nước có liên quan đến những biện pháp phòng vệ thương mại trong hội nhập kinh tế giai đoạn 2025 - 2030.
Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại giúp xuất khẩu bền vững

Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại giúp xuất khẩu bền vững

Bộ Công Thương đã tăng cường triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại hướng tới xuất khẩu bền vững.
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với sợi nylon filament yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim.
Mobile VerionPhiên bản di động