Thứ hai 25/11/2024 02:20

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Dự thảo Thông tư Quy tắc xuất xứ trong AKFTA áp dụng với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hoá...

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 “Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (AKFTA)”.

Da giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hàn Quốc (Ảnh minh hoạ)

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo dự thảo thông tư, hàng hóa có xuất xứ là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng Điều 7 hoặc Điều 8 hoặc Điều 9 hoặc Điều 10 Thông tư này.

Ngoại trừ quy định tại Điều 10 Thông tư này, điều kiện để hàng hóa đạt xuất xứ theo quy định tại Thông tư này phải được thực hiện không bị gián đoạn tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên trong các trường hợp sau: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm sau khi trồng tại nước thành viên đó; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó; Các sản phẩm chế biến từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này; Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó…

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Phòng Xuất xứ hàng hóa - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại địa chỉ: 54 - Hai bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Điện thoại: (024) 2220 5361/2220 5445; Email: trangtm@moit.gov.vn, co@moit.gov.vn).

Xem toàn văn dự thảo thông tư tại đây.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng