Thứ tư 18/12/2024 17:52

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ra Quyết định số 60/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Để triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giao cho ngành Công Thương tại Nghị quyết số 01, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, chủ động triển khai giải pháp nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của năm 2022 đối với ngành Công Thương.

Bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu

Cụ thể: Bám sát Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, căn cứ vào tình hình thực tiễn để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả; nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa đơn vị thuộc Bộ và với các bộ, ngành, địa phương; khắc phục hạn chế, yếu kém để thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022.

Bên cạnh đó, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; kiên định thực hiện biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới.

Ngoài ra cần tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình như: Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung ưu tiên theo dõi, phân tích, dự báo thị trường, kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sản xuất sau dịch bệnh; hỗ trợ phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là trong ngành, lĩnh vực quan trọng như năng lượng, chế biến chế tạo, bán lẻ; tập trung rà soát và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất hàng công nghiệp lớn (trong các ngành như thép, điện tử, ô tô, dệt may, da giày, thực phẩm…) phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, sớm đưa vào vận hành, tạo năng lực cho phát triến sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu; hỗ trợ các nhà máy khôi phục sản xuất, chuỗi cung ứng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân; cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực dịch vụ quan trọng đang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 như bán lẻ, logistics...; tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là với nguyên vật liệu quạn trọng, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Công khai, minh bạch trong điều hành giá xăng dầu và hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác…

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Về phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước kết nối hiệu quả hơn với doanh nghiệp công nghiệp lớn và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cuờng thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc mua lại các doanh nghiệp nắm giữ công nghệ…

Rà soát, kiểm tra, đôn đốc, tham mưu việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng, đặc biệt với dự án trọng điểm về điện, dầu khí, năng lượng tái tạo, hạ tầng nhập khẩu năng lượng sơ cấp và đổi với công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án…; củng cố công tác vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh; khẩn trương hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia; tổ chức triển khai xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội Luật Dầu khí…

Về xuất nhập khẩu và phát triển thị trường nước ngoài, tập trung các giải pháp nhằm thực hiện đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu; tận dụng cơ hội từ thị trường có hiệp định thương mại tự do, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch; để hướng tới xuất nhập khẩu mang tính bền vững, cân bằng hơn, đảm bảo thị trường ổn định, lâu dài, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế…

Về phát triển thị trường trong nước: Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021 - 2025; Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; tăng cường công tác kết nối cung cầu, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh