Thứ ba 19/11/2024 05:17

Bình Thuận: Đóng điện công trình giúp giải toả công suất cho các nhà máy điện mặt trời

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa tổ chức đóng điện công trình Lộ ra 110kV trạm 220kV Phan Rí 2 thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là công trình trọng điểm góp phần giải tỏa hết công suất cho các nhà máy điện mặt trời trong khu vực.

Đại diện EVNSPC cho biết, Lộ ra 110kV trạm 220kV Phan Rí 2 là công trình góp phần chuyển tải công suất các dự án năng lượng tái tạo thông qua trạm 220 kV Phan rí 2 có công suất đặt 250 MVA và khả năng phát triển lên 500 MVA trong giai đoạn tới.

Công trình đưa vào vận hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn Bình Thuận đấu nối giải tỏa công suất lên lưới điện. Đặc biệt, hiện tại công trình đã giúp giải tỏa 100% công suất cho nhà máy điện mặt trời Bình An, Phan Lâm và Điện mặt trời Phong Phú, bổ sung nguồn điện đáng kể cho hệ thống điện quốc gia.

Ông Nguyễn Hoàng Hưng - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư điện mặt trời (Solarcom) - cho biết, với công suất 42 MWp, sau khi đóng điện công trình Lộ ra 110kV trạm 220kV Phan Rí 2, dự án Điện mặt trời Phong Phú sẽ được giải phóng 100% công suất và tăng thêm nguồn thu khoảng 250 triệu đồng/ngày cho đơn vị. Tương tự, đại diện Nhà máy điện mặt trời Bình An chia sẻ, khi giải phóng 100% công suất phát ra, dự kiến sẽ tăng thêm nguồn thu cho nhà máy khoảng 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Lưới điện miền Nam (EVNSPC) - thông tin: tính đến hết tháng 5/2020, các nhà máy điện mặt trời đã đóng góp hơn 1,37 tỷ kWh trong cơ cấu sản lượng điện tiêu thụ tại 21 tỉnh thành phía Nam, tính từ Ninh Thuận đến Cà Mau. Bên cạnh việc tăng cường truyền tải tối đa công suất phát điện của các nhà máy điện mặt trời, công trình Lộ ra 110kV trạm 220kV Phan Rí 2 hoàn thành đã góp phần hạn chế tình trạng quá tải cục bộ lưới điện truyền tải tại Bình Thuận.

Theo ông Ngọc, trong thời gian tới, ngành điện miền Nam sẽ hoàn thành thêm các công trình đường dây 110kV tại Bình Thuận và Ninh Thuận theo đúng tiến độ, nhằm truyền tải hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo bổ sung vào hệ thống điện. Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ các công trình, cần có sự đồng thuận, hỗ trợ từ các cấp chính quyền và người dân địa phương, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.

Thế Vĩnh
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện