Thứ sáu 09/05/2025 18:54

BIDV và VSIP ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án đầu tư xây dựng KCN VSIP III – Bình Dương

Ngày 22/08/2022, tại Bình Dương, BIDV và VSIP tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore III
Hai bên tham gia lễ ký kết

Tham dự buổi lễ, về phía tỉnh Bình Dương, có sự chứng kiến của ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; Về phía VSIP có ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Becamex IDC - đồng Chủ tịch VSIP Group, ông Nguyễn Phú Thịnh - Tổng Giám đốc; Về phía BIDV có ông Phan Đức Tú - Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Lê Ngọc Lâm - Tổng Giám đốc; cùng sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị, cơ quan sở, ban, ngành trong tỉnh Bình Dương, Tổng Công ty Becamex, BIDV và VSIP, đối tác và cơ quan thông tấn báo chí...

Sự hợp tác giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) khởi nguồn từ năm 2003 nhằm phát triển VSIP I tại Bình Dương. Năm 2006, hai đơn vị tiếp tục song hành phát triển VSIP II, VSIP II – A và liên tục mở rộng sự hợp tác trên cả nước với VSIP Quảng Ngãi (2013) và VSIP Nghệ An (2015).

Sau gần 20 năm đồng hành, BIDV và VSIP tiếp tục thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai đơn vị khi tiến hành ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ phát triển Khu công nghiệp VSIP III – Bình Dương với tổng số tiền tài trợ lên tới 4.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 200 triệu USD).

BIDV, với vị thế của một định chế tài chính hàng đầu, ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước nói chung và địa bàn Bình Dương nói riêng sẽ cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại hỗ trợ hai đơn vị cùng phát triển. Đặc biệt, BIDV đã có kinh nghiệm trong việc phục vụ hơn 15 triệu khách hàng cá nhân và hơn 340 nghìn khách hàng doanh nghiệp (trong đó có hơn 6.400 doanh nghiệp FDI trên cả nước và hơn 1.000 doanh nghiệp FDI tại địa bàn Bình Dương).

VSIP, với vị thế là một trong những đơn vị phát triển khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, sẽ sử dụng nguồn vốn BIDV tài trợ một cách hiệu quả để triển khai đầu tư xây dựng và phát triển thành công dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên cũng như góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội cũng như thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

Hai bên tin tưởng rằng, tiếp nối thành công của các dự án VSIP đã triển khai trên cả nước, dự án KCN VSIP III – Bình Dương sẽ tiếp tục trở thành điểm nhấn và điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như là hình mẫu tiêu biểu về khu công nghiệp đồng bộ, thông minh, xanh - thân thiện môi trường, bền vững và hiện đại theo định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương và Chính phủ Việt Nam.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống