Bí quyết xuất khẩu trực tuyến thành công
Trong khi nhiều công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đáp ứng được các yêu cầu chống dịch, đã phải ngừng hoạt động thì trong 4 tháng qua, DSW vẫn hoạt động tốt (làm việc tại nhà), nhận được nhiều đơn hàng nhờ kết nối trực tuyến trên alibaba.com. Mới nhất, trong tháng 9/2021, DSW đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu với khối lượng 12 container nông sản, hoa quả. Dự kiến doanh thu xuất khẩu nông sản của DSW trong năm 2021 sẽ tăng khoảng 35% so với năm 2020, nhờ các đơn hàng trực tuyến từ thị trường Mỹ, châu Phi… gia tăng.
Sản phẩm nông sản có thể xuất khẩu trực tuyến hiệu quả |
"Tất cả các quy trình tiếp cận khách hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng, thủ tục xuất khẩu, đóng tiền thuế, phí, thanh toán, làm chứng từ…, hầu như đều thực hiện online, kể cả thủ tục phải kiểm tra hàng hóa nếu ở nơi xa, cũng có thể thuê đơn vị tư vấn thay mặt để tiếp nhận thực hiện, tiết kiệm được chi phí tổ chức vận hành doanh nghiệp" - đại diện DSW chia sẻ.
Tuy nhiên, theo bà Phi, kinh doanh trực tuyến đầu tư trang thiết bị thì rất đơn giản, chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh kết nối internet là có thể hoạt động, nhưng để tiếp cận, giao dịch với khách hàng quốc tế, cần phải giỏi tiếng Anh, có kiến thức về thương mại quốc tế và thương mại điện tử, thông thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa... thì mới hoạt động tốt. Ngay với DSW, khi mở doanh nghiệp trực tuyến năm 2019, phải mất 7 tháng thất bại. Nhờ quyết tâm, tự tìm kiếm các hướng dẫn và thông tin về thương mại điện tử, tìm hiểu cách thức thực hiện, sản phẩm có thế mạnh, ngách thị trường có thể khai thác, trau dồi kỹ năng vận hành gian hàng trực tuyến…, nên đến nay, DSW cũng đã khá thành công.
Đại diện của alibaba.com tại mạnh của các nhà bán hàng Việt Nam là năng lực sản xuất, chất lượng, số lượng, danh mục sản phẩm… đã ngày càng cải thiện, giá cả cạnh tranh và tập trung xuất khẩu nên có thể chuyển đổi số để khai thác tốt qua kênh trực tuyến. Số hóa không chỉ phục vụ tốt doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, mà còn tạo ra mô hình kinh doanh mới bền vững hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng phải có kỹ năng vận hành, khai thác các nền tảng công nghệ, có kiến thức về hàng hóa và thương mại quốc tế, thương mại điện tử…, mới có thể thực hiện thành công.
Để hỗ trợ cho xu hướng xuất khẩu trực tuyến, được biết, tháng 3/2021, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đã thỏa thuận với alibaba.com nhằm hỗ trợ bán hàng hóa Việt Nam qua kênh thương mại điện tử hàng đầu thế giới này. Đồng thời, triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực chuyển đổi số, thương mại điện tử, kỹ năng thương mại quốc tế. Đến nay đã có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký đào tạo, tham gia tư vấn xuất khẩu, nâng cao năng lực về thương mại điện tử.
Thứ trưởng Bộ Công Thương ĐỖ THẮNG HẢI: Bộ Công Thương, luôn sẵn sàng phối hợp với các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng thành công trên alibaba.com, hướng tới phát triển kinh tế bền vững thông qua xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. |