Thứ hai 30/12/2024 00:44

Bị hại vụ án địa ốc Alibaba: Người quyết đòi lại đất, người muốn nhận lại tiền

Nhiều bị hại đầu tư vào các dự án Công ty CP Địa ốc Alibaba với số tiền từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mong được nhận tiền, một số khác muốn lấy lại đất.

Ngày12/12, phiên xét xử sơ thẩm Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Địa ốc Alibaba) và 22 đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi các bị hại. Rất đông bị hại đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước có mặt tại phiên xét xử, trong đó có nhiều người trước đó đã làm đơn không tham dự tòa nhưng vẫn có mặt hôm nay.

Các bị cáo tại tòa

Tại tòa Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi các bị hại tại 8 dự án, gồm: Alibaba Phước Bình Central Park, Alibaba Phước Bình Central Park 2, Alibaba Phước Thái Capital, Alibaba Long Phước Industry, Alibaba Phú Mỹ Central City, Alibaba Phú Mỹ Central City 2, Ali Venice City và Alibaba Phú Mỹ Center City.

Trả lời thẩm vấn Hội đồng xét xử, nhiều bị hại khai đã ký hợp đồng mua đất nền các dự án của Công ty Alibaba với số tiền từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Bị hại mong muốn xem xét cho nhận lại số tiền đã ký hợp đồng mua đất của Công ty CP Địa ốc Alibaba. Trong khi, một số khác trình bày mong muốn được lấy lại đất đã mua, không nhận lại tiền.

Trước tòa, ông P. T. T (trú tại tỉnh Đồng Nai) trình bày đã đầu tư vào 3 dự án của Nguyễn Thái Luyện với tổng số tiền nộp cho Công ty CP Địa ốc Alibaba gần 490 triệu đồng. Bị hại này có mong muốn Hội đồng xét xử cho nhận lại đất, dù là đất nông nghiệp.

Tương tự, bà D.T.M.Q (trú tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh) trình bày trước tòa, bà đã đóng cho Công ty CP Địa ốc Alibaba với số tiền 285 triệu đồng để mua đất dự án. “Tôi yêu cầu được nhận lại lô đất đã mua, không lấy tiền” - bà trình bày.

Bị hại cung cấp tài liệu chứng cứ đối với các trường hợp có sai lệch so với số liệu trước đó của cơ quan điều tra (Ảnh: Trần Thái)

Bị hại L. T. P. H cũng trình bày đã đầu tư 2 dự án với tổng số tiền hơn 480 triệu đồng. Bị hại có mong muốn lấy lại đất nếu không được thì lấy lại tiền

Trong khi đó, bà L.T.N là người đã mua 17 lô đất dự án của Công ty CP địa ốc Alibaba với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng. Bị hại của vụ án này cũng mong muốn Hội đồng xét xử xem xét cho mình nhận lại số tiền trên.

Ngồi chờ tới lượt trình bày, bà H. (trú tại quận 5) người bị hại của vụ án này cho biết đã đầu tư 30 lô đất nền của Công ty CP Địa ốc Alibaba, với số tiền gần 6 tỷ đồng. Bà H cho biết số tiền đầu tư mua những lô đất này vay mượn ngân hàng, công ty tín dụng với hy vọng kiếm lời.

“Tôi vừa trả tiền được 1 tháng thì Luyện và các đồng phạm bị bắt, nên các lô đất đầu tư không thể bán, nên phải bán nhà trả nợ. Do nợ gốc cộng lãi nên số tiền bán nhà cũng không đủ trả. Hàng tháng làm được bao nhiêu cũng không đủ trả mà lại vay thêm” – bà H chia sẻ.

Tương tự, nhiều bị hại khác đầu tư vào nhiều dự án của Công ty CP Địa ốc Alibaba với số tiền từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Đa số các bị hại đều mong muốn Hội đồng xét xử xem xét cho nhận lại số tiền đã nộp đầu tư vào các lô đất đã mua của Công ty CP Địa ốc Alibaba.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, kết quả điều tra xác định được Nguyễn Thái Luyện sử dụng hệ thống 22 công ty con, tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận. Nguồn tiền mua đất nông nghiệp được huy động từ chính khách hàng bằng cách dùng pháp nhân của Công ty CP Địa ốc Alibaba và các công ty cùng hệ thống, tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.

Trước khi bắt đầu phiên toà, chủ tọa yêu cầu các bị hại tại 8 dự án trên chuẩn bị đơn, hợp đồng liên quan, tài liệu chứng cứ kèm theo. Chủ tọa phiên tòa cũng yêu cầu các bị hại khi được mời trình bày trước Hội đồng xét xử thì không trình bày nhiều như thời gian tham gia hợp đồng…, bị hại chỉ trình bày về số tiền đã nộp cho công ty và số tiền để các bị cáo bồi thường cho mình. Hội đồng xét xử sẽ xem xét dựa trên căn cứ trình bày này.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Hội đồng xét xử

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?