Bệnh tim mạch: Nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các bệnh về tim mạch đều nguy hiểm nhưng lại có thể phòng ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ, xử lý kịp thời ngay khi nhận diện các dấu hiệu sớm của bệnh lý.

benh tim mach nguy hiem nhung co the phong ngua

Gia tăng bệnh tim mạch và ngày càng trẻ hóa

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tim mạch vẫn đang ngày càng gia tăng. Ở nước ta hiện chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cộng đồng, nhưng thực tế bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh chóng. Hiện có khoảng 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như bệnh mạch vành, động mạch não, bệnh động mạch ngoại biên thì hiện nay các bệnh này có thể gặp ở lứa tuổi dưới 40, thậm chí dưới 30 tuổi. Tỷ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc bệnh. Theo thống kê của Viện Tim mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18 - 65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ hóa các bệnh lý tim mạch không lây nhiễm là do lối sống hiện đại theo xu hướng có hại cho sức khỏe như ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu, mỡ; ăn nhiều chất béo no; sử dụng thuốc lá, bia rượu, nước uống có gas, stress; lười vận động… dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... và cuối cùng dẫn tới các biến cố tim mạch. Bên cạnh đó, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu. Béo phì dẫn đến những yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hoá. Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này sớm thì các bệnh lý tim mạch sẽ xảy ra sớm ở người trẻ. Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng là yếu tố làm trẻ hóa các bệnh tim mạch.

benh tim mach nguy hiem nhung co the phong ngua

Hệ lụy của bệnh tim mạch để lại rất nặng nề, không chỉ cho chính bản thân người bệnh mà còn là một gánh nặng cho xã hội

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

Tuổi tác: Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi hoạt động của tim càng kém hiệu quả, thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến quá trình bơm máu trở nên khó khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc tim mạch gia tăng theo độ tuổi.

Giới tính: Nhìn chung, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh nguy cơ mắc tim mạch sẽ gia tăng nhanh chóng. Bệnh lý tim mạch ở nữ giới cũng thường nặng hơn, có tỷ lệ tử vong cao hơn, nhưng lại thường bị bỏ sót và đến muộn hơn so với nam giới.

Di truyền: Những người trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, ví dụ cha mẹ hoặc anh chị em đã từng gặp phải các vấn đề về tim mạch trước tuổi 55, thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bình thường. Ngoài ra những yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì cũng có thể mang tính chất di truyền.

Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

Béo phì và thừa cân: Việc thừa cân sẽ làm gia tăng tổng mức cholesterol trong máu. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác, tiền đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn khiến nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim... khiến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra hút thuốc lá cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã bị chứng tăng huyết áp; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại vi... Nguy cơ đột tử của người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với không hút thuốc ở nam giới và gấp 5 lần ở nữ giới. Trên thực tế, có 30-40% các trường hợp chết vì bệnh mạch vành do hút thuốc lá.

Uống nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch do làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não (nhất là xuất huyết não) và một số bệnh lý tim mạch khác.

Lười vận động: Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh đái tháo đường đồng thời giúp huyết áp ổn định. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm các động mạch linh hoạt hơn.

Theo các chuyên gia, yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch bao gồm: Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ chiên xào… khiến cơ thể tăng cholesterol, dẫn đến các bệnh về tim.

Bên cạnh đó, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh tim mạch nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ hóa các bệnh lý tim mạch là do lối sống hiện đại theo xu hướng có hại cho sức khỏe. Hệ lụy của bệnh tim mạch để lại rất nặng nề, không chỉ cho chính bản thân người bệnh mà còn là một gánh nặng cho xã hội.

Nhận diện các triệu chứng cần đi khám

Khi người bệnh có các biểu hiện sau cần đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời:

Mệt mỏi cực độ: Cảm giác mất hết sức lực, không còn sức để bê, vác, cầm một số đồ vật mà sức nặng chỉ có khoảng 5 đến 7kg.

Cơ thể đau nhức: Có cảm giác căng nhức xung quanh tất cả vùng ngực hay cảm thấy đau tức, bị chèn ép các vùng ở xương ức, vai, cổ…

Chóng mặt, buồn nôn: Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác chóng mặt, tiêu hóa không tốt, nôn mửa. Tuy người bệnh có cảm giác chịu được những cũng không nên xem nhẹ khi gặp phải hiện tượng này.

Đổ mồ hôi nhiều, liên tục, thường xuyên: Thường bị đổ mồ hôi trong các trường hợp không rõ nguyên nhân và ra mồ hôi nhiều: Toàn thân ướt đẫm, khiến sắc thái cơ thể, mặt mũi bị nhợt nhạt, mệt mỏi.

Khó thở: Hiện tượng khó thở, thở hổn hển khi giao tiếp, nói chuyện… Khi gặp hiện tượng này thì cần chú ý, vì đây là hiện tượng thường gặp nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan chức năng xác định, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và mẫu thực phẩm lấy ở tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, Đồng Nai) đều bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh không phát hiện ngộ độc tập thể tại Trường Tiểu học Linh Chiểu (Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4), khiến 82 học sinh nghỉ học cùng lúc.
Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tuy nhiên người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố vẫn chưa được hỗ trợ.
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Long Khánh, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, ghi nhận thêm 5 ca nhập viện, các trường hợp nặng có tiến triển tốt.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Số ca mắc ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai hiện đã lên đến hơn 500 người, trong đó có những trường hợp nguy kịch. Sự việc khiến người dân không khỏi hoang mang.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa ra quyết định thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Serum phục hồi da hư tổn và sản phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Trong số khoảng 530 ca ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (Đồng Nai) có 5 bệnh nhi bị nặng, trong đó có bệnh nhi tiên lượng không tốt.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Tính đến 6h sáng ngày 4/5, tổng cộng có 529 ca nhập viện chữa trị do ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai)
Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc.
TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có thông tin về trường hợp 15 học sinh từ 7-11 tuổi trên địa bàn TP. Thủ Đức bị ngộ độc nghi do ăn sushi ở trước cổng trường.
Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có phản hồi về thông tin này.
Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Tính đến sáng nay, số ca nhập viện nghi do ngộ độc tại Tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đã lên đến gần 450 người.
Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai.
Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành ở Việt Nam sẽ được khám tim miễn phí. Những trường hợp mắc bệnh tim sẽ được hỗ trợ để được phẫu thuật kịp thời.
Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.
Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động