Bến Tre: Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử xây dựng chuỗi giá trị nông sản

Bến Tre đang đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản, đồng thời tiếp tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông tin được ông Nguyễn Trúc Sơn – Phó Chủ tịch UBND Bến Tre - khẳng định trong Hội thảo Sơ kết Kế hoạch phát triển TMĐT Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2021-2025, diễn ra ngày 3/11 tại TP. Bến Tre.

Bến Tre: Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử xây dựng chuỗi giá trị nông sản
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trì Hội thảo Sơ kết Kế hoạch phát triển TMĐT Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Nâng cao nhận thức về TMĐT

Trong giai đoạn 2016 - 2020, để tạo động lực phát triển TMĐT, Bến Tre đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TMĐT rộng khắp đến các đối tượng có liên quan trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Sở Công Thương Bến Tre đã tích cực phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Trung tâm phát triển TMĐT (Bộ Công Thương) triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về TMĐT cho cán bộ quản lý, cộng đồng DN…

Cụ thể, Sở Công Thương Bến Trê đã phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và các đơn vị có liên quan tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT, nhằm triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT, các nội dung liên quan về TMĐT cho cán bộ quản lý sở, ngành tỉnh, huyện, các DN. Ngoài ra còn tổ chức cho các DN tham dự “Diễn đàn toàn cảnh TMĐT Việt Nam năm 2019”; tổ chức hội thảo “TMĐT - giải pháp tạo bứt phá cho các DN”, “Đưa TMĐT về nông thôn - Làng dừa Bến Tre online”…

Bên cạnh công tác đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng TMĐT, các hoạt động hỗ trợ DN thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre ứng dụng các giải pháp TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh. Theo đó, Sở Công Thương đã hỗ trợ 50 DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng website TMĐT; hỗ trợ trên 50 DN, cửa hàng bán lẻ ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh; hỗ trợ các DN tham gia các sàn giao dịch điện tử: lazada, alibaba, amazon...

Đáng chú ý, Sở đã tích cực hỗ trợ các DN quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP, đặc sản Bến Tre trên các công cụ trực tuyến như: youtube, google; Xây dựng sàn giao dịch TMĐT Đặc sản Bến Tre; xây dựng bộ công cụ quảng bá thương hiệu trực tuyến sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre... Qua đó, từng bước tạo dựng môi trường, hệ sinh thái phát triển TMĐT cho các DN trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, ứng dụng việc mua bán, trao đổi, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên môi trường mạng và thu được những kết quả nhất định từ việc thiết lập các website riêng, tham gia các sàn giao dịch TMĐT đến việc tạo lập các tài khoản trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber,...

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TMĐT, tỉnh Bến Tre cũng đã chú trọng phát triển hạ tầng TMĐT. Đặc biệt, mạng lưới viễn thông, internet đạt tốc độ phát triển nhanh, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ về viễn thông và internet chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú, đa dạng phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp. Việc đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước, hành chính công và tại các doanh nghiệp ngày càng được quan tâm cùng với việc phát triển mạnh các thiết bị di động thông minh là nền tảng để pháp triển TMĐT trên địa bàn tỉnh.

Ông Châu Văn Bình - Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre – đánh giá, nhận thức của các DN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có bước chuyển biến khá rõ rệt, từ kinh doanh thương mại theo phương thức thương mại truyền thống thuần túy sang kết hợp với phương thức kinh doanh TMĐT, góp phần giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của DN trên thị trường trong và ngoài nước.

Bến Tre: Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử xây dựng chuỗi giá trị nông sản
Gần 400 đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp tham dự hội thảo

Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT xây dựng chuỗi giá trị nông sản

Tại hội thảo, các diễn giả đến từ các cơ quan quản lý, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)… thông tin về định hướng phát triển TMĐT của Việt Nam trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã được Chính phủ phê duyệt; các hoạt động đồng hành của VECOM cùng Sở Công Thương Bến Tre nhằm phát triển TMĐT trong thời gian tới. Các DN tại hội thảo cũng chia sẻ về những kinh nghiệm, khó khăn và thuận lợi trong phát triển TMĐT.

Các nhà quản lý, chuyên gia tại hội thảo đều nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua cũng còn nhiều mặt hạn chế, so với xu thế phát triển chung của cả nước. Trong đó, hoạt động TMĐT phát triển chưa cao,việc triển khai và ứng dụng TMĐT của DN cũng như của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, sự sẵn sàng của các DN khi tham gia vào các hoạt động TMĐT, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên môi trường mạng chưa cao…

Để tạo động lực phát triển TMĐT của Bến Tre, tại hội thảo các chuyên gia trình bày các giải pháp TMĐT hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT... Đồng thời, giới thiệu các giải pháp ứng dụng TMĐT hiệu quả cho DN Bến Tre và có những đề xuất, kiến nghị về kế hoạch phát triển TMĐT Bến Tre giai đoạn 2021– 2025.

Dịp này, Sở Công Thương đã công bố sàn TMĐT “Đặc sản Bến Tre”. Đồng thời, giới thiệu sàn TMĐT Tiki và ký kết hợp tác gữa Sở Công Thương Bến Tre và VECOM, giữa Tiki và Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương.

Theo Phó Chủ tịch UBND Bến Tre, thời gian qua TMĐT trở thành một giải pháp hữu hiệu, không chỉ giúp DN vừa và nhỏ, đặc biệt là DN khởi nghiệp vượt qua đại dịch, mà còn tạo tiền đề giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận khách hàng và hội nhập quốc tế hiệu quả hơn. Hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong xây dựng chuỗi giá trị nông sản.

Bên Tre sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích của TMĐT đến cộng đồng DN và người dân, nhất là các DN, hợp tác xã và hộ nông dân trực tiếp sản xuất, chế biến, phân phối nông sản, chú trọng các sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm nông nghiệp nông thôn (OCOP). Đồng thời xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả Sàn giao dịch TMĐT Đặc sản Bến Tre để cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm sản xuất, phân phối nông sản trên địa bàn tỉnh…

Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tham gia sàn giao dịch TMĐT uy tín trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Kết nối các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với các nhà cung cấp dịch vụ, cung cấp giải pháp TMĐT (dịch vụ thiết kết website, các sàn giao dịch, cung cấp tên miền, vận chuyển, thanh toán…); Các giải pháp về xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp trên môi trường mạng…Từng bước xây dựng hệ sinh thái TMĐT toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi phát triển TMĐT của tỉnh nhà.

Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử của VECOM, chỉ số TMĐT của Bến Tre năm 2017 là 27/54 tỉnh, thành, năm 2020 là 15/55 tỉnh, thành. Kết quả đó cho thấy, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh thời gian qua có sự chuyển biến khá rõ rệt, tạo ra các điều kiện thuận lợi, từng bước hình thành những nền tảng cơ bản để phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.

Ông Phan Văn Mãi - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre - cho biết, sau hội thảo tỉnh sẽ kiến nghị với Bộ Công Thương hỗ trợ địa phương phát triển TMĐT trong thời gian tới. Đồng thời, tin tưởng TMĐT là công cụ xúc tiến thương mại đắc lực, hiệu quả, thiết thực sẽ giúp các DN giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm, DN của Bến Tre ra thị trường trong và ngoài nước, tiếp cận nhiều cơ hội giao thương, nâng cao hiệu hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường bền vững.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động