Bảy xu hướng cho năng lượng bền vững trong tương lai

Trong một diễn đàn quốc tế về kiến tạo năng lượng bền vững cho tương lai, do Tập đoàn Siemens (Đức) tổ chức mới đây, nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu về năng lượng ở châu Á - Thái Bình Dương đã cho rằng, tương lai về năng lượng bền vững trong khu vực cần tập trung hành động theo 7 xu hướng.

Châu Á - Thái Bình Dương hiện chiếm hơn một nửa năng lượng tiêu thụ toàn cầu, trong khi đó vẫn có khoảng 10% dân số bị thiếu điện. Kiến tạo năng lượng bền vững cho tương lai, xây dựng một nguồn cung năng lượng bền vững, đáng tin cậy, hợp lý về giá cả, nâng cao khả năng tiếp cận năng lượng hiệu quả, bền vững đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, qua đó, nhằm đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế, tạo nhiều việc làm và hình thành các ngành công nghiệp mới, nâng cao phúc lợi xã hội và đạt được mức carbon bằng không vào năm 2050.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, các chuyên gia năng lượng quốc tế, cho rằng, cần xác định rõ các xu thế chuyển đổi tiến tới năng lượng bền vững. Trong đó, cần phải tiếp cận được nguồn cung năng lượng đáng tin cậy, chi phí hợp lý và bền vững. Ông H.E. Alfonso G.Cusi - Thư ký Ban Năng lượng của Philippines, dẫn ví dụ: Hiện Philippines có khoảng 95% xã hội đã được cấp điện. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất nước này đang gặp phải, đó là an ninh năng lượng, khi mà hạ tầng năng lượng nằm trong tay tư nhân. Do vậy, Philippines xác định cần phải tìm ra sự cân bằng giữa khả năng tiếp cận, chi phí và tính bền vững của năng lượng. Đồng thời, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng Hydrogen, tìm các giải pháp thích hợp về công nghệ điện phân cho các nhà máy điện…

Bảy xu hướng cho năng lượng bền vững trong tương lai
Bảy xu hướng cho năng lượng bền vững: Xác định tiếp cận nguồn cung năng lượng đáng tin cậy, chi phí hợp lý và bền vững; tăng cường sự đóng góp của năng lượng tái tạo cho phát triển bền vững lâu dài; tối ưu công nghệ để sử dụng năng lượng hiệu quả và sạch hơn; nắm bắt kịp thời các nguồn năng lượng mới nổi và sạch hơn (Hydrogen); số hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hệ thống truyền tải hiệu quả và được chấp nhận trong tương lai; tiếp cận nguồn vốn cạnh tranh, bền vững thúc đẩy chuyển đổi năng lượng; hợp tác để thay đổi bức tranh toàn cảnh năng lượng.

Tăng cường sự đóng góp của năng lượng tái tạo cho phát triển bền vững và lâu dài. Ông Arifin Tasrif - Bộ trưởng Bộ Năng lượng & Tài nguyên khoáng sản Indonesia, cho biết: “Indonesia đã và đang đưa nhiều năng lượng tái tạo vào hệ thống, hướng tới tỷ trọng chiếm khoảng 23% nguồn cung vào năm 2025, gia tăng thêm khoảng 38 GW công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo vào năm 2035. Indonesia hiện có nhiều nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu và gas tự nhiên, cũng như tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo.

Định hướng của Indonesia trong 10 năm tới, là nâng cấp công nghệ nhằm xây dựng năng lực và cơ sở hạ tầng truyền tải trọng điểm, lưới điện thông minh, năng lượng tái tạo; đồng thời, giảm tiêu dùng xăng dầu. Hiện Indonesia có khoảng 5.200 nhà máy điện dầu diesel, Chính phủ nước này đang nghiêm túc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo với mục đích giảm 0,7 triệu tấn khí thải carbon.

Tối ưu công nghệ vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và sạch hơn. Theo tiến sỹ Jochen Eickholt, thuộc Siemens Energy AG: Xu hướng phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là một khu vực phát triển nhanh nhất, sử dụng nhiều năng lượng, mà còn phải là thị trường chuyển đổi năng lượng nhanh nhất dựa trên các công nghệ giảm thải carbon. Trong những năm tới, châu Á - Thái Bình Dương cần chuyển dịch than đá sang khí gas và cung cấp các công nghệ lưới điện hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo.

Bảy xu hướng cho năng lượng bền vững trong tương lai

Chú trọng nắm bắt các nguồn năng lượng mới nổi xanh (Hydrogen). Tại Australia, Hydrogen xanh đang được coi là chìa khóa chính để đạt tới kỳ vọng xuất khẩu năng lượng xanh cho khu vực và ra thế giới. Hiện Australia đang triển khai thực hiện tầm nhìn Hydrogen bằng kế hoạch hành động mở rộng quy mô sản xuất hydro tái tạo cho tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Ứng dụng các công nghệ số hóa và trí tuệ nhận tạo (AI) hình thành hệ thống truyền tải hiệu quả và được chấp nhận trong tương lai. Theo ông Ronnie L. Aperocho - Phó Tổng Giám đốc Công ty Networks Meralco (Philippines), số hóa chính là tương lai. Điều này, sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả quản lý và hiệu suất năng lượng, hiệu suất lao động, đặc biệt trong thời kì dịch bệnh. Tuy nhiên, gia tăng số hóa và sử dụng AI cho phát triển năng lượng hiệu quả và bền vững, cần phải có sự hợp tác và ủng hộ của các chính phủ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành năng lượng khu vực cho vấn đề này.

Đẩy nhanh chuyển đổi thành công sang năng lượng bền vững. Ông Christian Bruch - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Energy - cho rằng, để làm được việc này, cần phải có các nguồn tài chính ổn định, tiếp cận được các nguồn vốn có giá cạnh tranh và bền vững. Chẳng hạn, tại châu Âu, nhu cầu dự báo sẽ cần khoảng 30.000 tỷ Euro đến năm 2050 cho việc giảm thiểu carbon toàn hệ thống. Để đạt mục tiêu quan trọng này, châu Âu cần phải huy động nguồn vốn tư nhân, cần có khung điều kiện về chính sách cho phù hợp. Để đạt mục tiêu phát thải carbon bằng 0, phải hoàn thiện chuỗi cung ứng về sự hiểu biết, hợp tác và đồng thuận giữa các bên gồm các nhà lập pháp, chính phủ và người tiêu dùng. Chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị, lập pháp và các chính sách, sự đồng thuận và sẵn sàng chấp nhận thay đổi của khách hang trong việc chi trả một mức giá cao hơn cho năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, hợp tác cũng là yếu tố quan trọng nhằm thay đổi bức tranh toàn cảnh về năng lượng trong khu vực. Theo ông Francesco La Camera - Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), tương lai năng lượng bền vững, cần có sự hợp lực giữa khu vực công và tư. Nguồn vốn tư nhân cần đẩy nhanh đầu tư với sự hợp tác của khu vực công; các công ty năng lượng cần chuyển đổi kết hợp các chiến lược kinh doanh vào các mô hình kinh doanh khả thi, phát triển các dự án và thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động