Chủ nhật 22/12/2024 19:26

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử với gần 16 tỷ USD

Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 là cuộc đua tốn kém nhất trong lịch sử với tổng số tiền huy động gần 16 tỷ USD, vượt xa mọi kỳ bầu cử trước đây.

Nước Mỹ lập kỷ lục chi tiêu ‘khủng’ cho ghế Tổng thống 2024

Theo báo cáo của Financial Times, tính đến giữa tháng 10, chiến dịch của cả hai ứng viên cùng với các tổ chức ủng hộ bên ngoài đã huy động được tổng cộng 4,2 tỷ USD. Trong đó, Phó Tổng thống Harris vượt trội về số tiền huy động so với đối thủ, khi các tổ chức của Đảng Dân chủ, bao gồm Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) và các siêu ủy ban hành động chính trị (super PACs), đã thu hút hơn 2,3 tỷ USD. Số tiền này chủ yếu được đổ vào các hoạt động quảng bá và vận động cử tri với khoản chi khổng lồ 1,9 tỷ USD.

Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP

Ngược lại, các nhóm ủng hộ cựu /chu-de/donald-trump.topic cùng với Ủy ban Quốc gia Cộng hòa (RNC) đã huy động được hơn 1,8 tỷ USD, trong đó 1,6 tỷ USD đã được chi ra cho các hoạt động vận động cử tri. Đặc biệt, một khoản lớn trong ngân sách của ông Trump, lên tới hơn 100 triệu USD, được dùng cho các chi phí pháp lý liên quan đến hàng loạt vụ kiện tụng mà ông đang đối mặt trong quá trình vận động tranh cử lần này.

Giới chuyên gia nhận định, số tiền “khổng lồ” này phản ánh mức độ căng thẳng và quyết liệt giữa Phó Tổng thống Kamala Harris, đại diện Đảng Dân chủ, và cựu Tổng thống Donald Trump, đại diện Đảng Cộng hòa.

Tỷ phú Elon Musk 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump

Tài phiệt Elon Musk đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch của cựu Tổng thống Trump qua sự hỗ trợ tài chính cho PAC (siêu ủy ban hành động chính trị) có tên America PAC. Siêu ủy ban này được ông Musk thành lập vào mùa hè năm nay, PAC đã thu hút khoản tài trợ lên đến 118 triệu USD và đã thay mặt chiến dịch của ông Trump thực hiện các hoạt động trực tiếp tiếp cận cử tri - từ việc thuê nhân viên đi gõ cửa từng nhà để vận động bỏ phiếu, tới tổ chức các hoạt động mà trước đây thường do chiến dịch chính của ứng viên đảm nhận.

Tỷ phú Elon Musk tham gia một sự kiện trong chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump ở thành phố Butler, bang Pennsylvania. Ảnh: AP

Tỷ phú Elon Musk hiện là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ ông Trump quay trở lại Nhà Trắng. Chương trình tặng quà cho cử tri nêu trên được tiến hành tại 7 bang “chiến địa” bao gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin. Những cử tri tham gia phải ký vào một bản kiến nghị ủng hộ tự do ngôn luận và quyền sở hữu vũ khí.

Ông Musk đã cam kết đóng góp gần 120 triệu USD cho America PAC, qua đó hỗ trợ công tác vận động và đăng ký cử tri. Trong khi đó, những người tham gia chương trình tặng quà cho cử tri sẽ có cơ hội nhận một khoản tiền trị giá 1 triệu USD mỗi ngày nếu họ ký vào bản kiến nghị và tham gia chiến dịch ủng hộ ông Trump quay trở lại Nhà Trắng.

Ngày 4/11, thẩm phán Angelo Foglietta tại bang Pennsylvania của Mỹ đã quyết định cho phép tỷ phú Elon Musk tiếp tục chương trình tặng tiền trị giá 1 triệu USD mỗi ngày dành cho các cử tri tại các bang “chiến địa”, bất chấp những phản đối pháp lý từ các công tố viên tại Philadelphia.

Phó Tổng thống Harris chi hàng tỷ USD cho quảng cáo ở các bang chiến địa

Ngược lại, bên phía Phó Tổng thống Harris, hoạt động vận động cử tri vẫn được tiến hành theo cách truyền thống qua chiến dịch của bà và DNC. Super PAC Future Forward - tổ chức ủng hộ Phó Tổng thống Harris mạnh nhất - đã đầu tư tới gần 300 triệu USD vào các chiến dịch quảng cáo tại các bang chiến địa, nơi được xem là chìa khóa quyết định thắng bại của cuộc đua. Tổng cộng, các nhóm ủng hộ hai ứng cử viên đã chi gần 1,5 tỷ USD cho quảng cáo, trong đó hơn 400 triệu USD tập trung vào Pennsylvania - bang có 19 phiếu đại cử tri và thường đóng vai trò quyết định.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: New York Times

Theo dữ liệu từ AdImpact, gần 1 tỷ USD đã được chi vào các bang dao động như Pennsylvania, Michigan, và Georgia. Số tiền này lớn hơn nhiều so với toàn bộ 43 bang còn lại không phải bang dao động, nơi chỉ chi khoảng 358 triệu USD. Riêng nhóm của Phó Tổng thống Harris đã chi hơn 1 tỷ USD cho các loại quảng cáo truyền thống và truyền thông xã hội tại các bang quan trọng này, nhằm mở rộng sự ủng hộ và động viên cử tri đi bỏ phiếu.

Cuộc đua năm 2024 không chỉ là sự cạnh tranh về chính sách và tầm nhìn lãnh đạo, mà còn là cuộc chiến tài chính khốc liệt. Với mức chi tiêu gần 16 tỷ USD, cuộc bầu cử này vượt qua mọi giới hạn của các kỳ bầu cử trước. Các khoản chi khổng lồ được rót vào từng chi tiết trong chiến dịch, từ quảng cáo đa nền tảng đến các hoạt động pháp lý và vận động tận nhà - tất cả đều nhằm giành giật từng lá phiếu quý giá.

Dù vẫn chưa thể biết ai sẽ giành chiến thắng chung cuộc, nhưng có một điều chắc chắn: cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đã tạo nên một kỷ lục vô tiền khoáng hậu về chi phí và quy mô, đồng thời ghi dấu ấn như một trong những cuộc đua khốc liệt và gay cấn nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ.

Huyền Trang (theo Financial Times)
Bài viết cùng chủ đề: Kamala Harris

Tin cùng chuyên mục

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ