Thứ sáu 22/11/2024 01:00

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước EU và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10 đã tăng lên gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.

Theo tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, tổng cộng 1,31 tỷ m3 khí đốt đã được cung cấp qua tuyến đường này tới Liên minh châu Âu (EU) và Moldova trong tháng 10.

Khối lượng cung cấp khí đốt Nga trung bình hàng ngày qua hệ thống chuyển tải khí đốt của Ukraine trong tháng trước ở mức 42,3 triệu m3, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Tờ Kommersant cho biết, Nga đã xuất khẩu 3,06 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tháng 10/2024, khối lượng kỷ lục kể từ đầu năm 2024 đến nay.

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu. Ảnh: RIA

Khối lượng xuất khẩu LNG của Nga trong tháng 10/2024 đã tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đứng sau kỷ lục 3,2 triệu tấn thiết lập tháng 12/2023. Khách hàng mua năng lượng chính của Nga trong tháng 10/2024 là các quốc gia châu Á.

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, năm ngoái, các nước EU đã chi 8,2 tỷ Euro (8,8 tỷ USD) nhập khẩu LNG của Nga.

Tháng 6 vừa qua, EU thông qua gói trừng phạt thứ 14, trong đó sẽ cấm các nhà xuất khẩu khí đốt của Nga sử dụng các cảng của EU để chuyển khí đốt dành cho các nước thứ ba, nhưng không có lệnh cấm hoàn toàn đối với các quốc gia EU mua nhiên liệu.

Kể từ đó, Bỉ và Hà Lan chứng kiến lượng nhập khẩu tăng mạnh. Mới đây, Pháp và một số quốc gia khác đề nghị Ủy ban châu Âu yêu cầu các công ty lưu trữ và nhà cung cấp thực hiện nghĩa vụ báo cáo chặt chẽ hơn về việc nhập khẩu LNG của Nga.

Hợp đồng giữa Ukraine và Nga về vận chuyển khí đốt cho EU qua Ukraine sẽ hết hạn vào tháng 12 tới. Sau vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream năm 2022, lượng nhập khẩu LNG từ Nga sang EU tăng, trong khi khí đốt vẫn được chuyển qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đến miền Trung châu Âu.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025