Thứ ba 26/11/2024 00:29

Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thông qua sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ông Cù Huy Quang - Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương) chia sẻ về những giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Thưa ông, là đơn vị được giao chủ trì, tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, trong 2 năm qua, Bộ Công Thương đã có những định hướng và hoạt động cụ thể như thế nào nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững?

Bộ Công Thương là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì tổ chức và thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo Quyết định 889 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 24/6/2020.

Ông Cù Huy Quang - Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương)

Trong hơn hai năm qua, Bộ Công Thương đã có những định hướng cũng như triển khai những hoạt động nhằm thúc đẩy Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

Cụ thể trong hơn hai năm qua, Bộ Công Thương đã tổ chức những hoạt động cụ thể như: Trong sản xuất bền vững, chúng tôi đã xây dựng được những phương pháp tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong các ngành công nghiệp.

Chúng tôi đã xây dựng được những mô hình thu gom, tái chế, những mô hình về tái sản xuất, tái sử dụng đối với những mặt hàng, những nguyên vật liệu trong một số lĩnh vực, một số ngành.

Ngoài ra chúng tôi cũng xây dựng được những bộ tài liệu từ cơ bản cho đến nâng cao để nhằm nâng cao đội ngũ chuyên gia cũng như các đội ngũ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Trong thiết kế bền vững, chúng tôi đã có những sổ tay cũng như có những hướng dẫn về thiết kế bền vững cho sản phẩm.

Trong lĩnh vực tiêu dùng bền vững, chúng tôi đã đẩy mạnh những vấn đề như tái chế, tái sử dụng cũng như thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Cụ thể trong hơn 2 năm qua chúng tôi đã áp dụng trong những hệ thống siêu thị, hệ thống chợ đầu mối nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tiêu dùng, sử dụng những túi nilon sử dụng một lần bằng những đồ vật sử dụng vật liệu có thể tái chế được như túi cói hay làm bằng những vật liệu khác.

Chúng tôi cũng đẩy mạnh thực hiện những hướng dẫn đối với người tiêu dùng để nâng cao ý thức người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng đến công tác truyền thông. Bằng nhiều hình thức, chúng tôi cũng đã truyền tải và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng thông minh hơn những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngành than triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường khu vực sản xuất

Với các giải pháp đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã nhận thức được vấn đề sản xuất, tiêu dùng bền vững nói chung cũng như việc chuyển hướng sang sản xuất xanh như thế nào, thưa ông?

Theo tôi, sản xuất, tiêu dùng bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguồn nguyên vật liệu sơ cấp của chúng ta ngày càng cạn kiệt.

Hơn nữa, ý thức của người dân về sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được nâng cao.

Do đó, việc các doanh nghiệp nhận thức được sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng như phân phối xanh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với những xu thế trên thế giới và ở trong các khu vực, đặc biệt là những khu vực có những tiêu chuẩn nâng cao hơn, từ đó phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, nhận thức và chuyển đổi sản xuất xanh, sản xuất bền vững, phân phối xanh, phân phối bền vững là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp của chúng ta.

Thưa ông, tình hình quốc tế có nhiều biến động. Hiện giờ, các chuỗi cung ứng đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn, yêu cầu về xanh hóa cao hơn so với trước đây, đặc biệt là thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong các vòng đời của sản phẩm. Những yếu tố này đã tác động như thế nào tới ngành sản xuất của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng?

Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những xu hướng tất yếu tại Việt Nam trong thời gian tới. Khi áp dụng quy trình sản xuất xanh, sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam có những mặt tác động tích cực, song cũng như có những khó khăn.

Trước tiên về những mặt tác động tích cực. Khi chuyển đổi sang những nền sản xuất bền vững thì các doanh nghiệp Việt Nam của chúng ta có những lợi thế nhất định.

Đó là nắm bắt được xu thế của thế giới, định vị được thương hiệu của Việt Nam, định vị thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp khi đưa ra trường thế giới…

Khi doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất xanh thì cũng có những lợi thế khác như có thể có sự chiếm lĩnh được thị trường, chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, mặt khác, khi chuyển đổi sang sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng đến sức khỏe của con người thì bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt khó khăn đối với doanh nghiệp.

Theo tôi, khó khăn đầu tiên là doanh nghiệp phải lựa chọn được mô hình phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp, hay nói cách khác chúng ta phải lựa chọn được công nghệ phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp.

Khó khăn thứ hai của các doanh nghiệp đó là vốn đầu tư. Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn đầu tư thấp. Các doanh nghiệp rất khó để tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi cũng như lãi suất thấp.

Khó khăn thứ ba là những chính sách của nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi sang nền sản xuất xanh còn hạn chế. Đấy là những khó khăn tôi nghĩ là những doanh nghiệp chuyển đổi sang nền sản xuất bền vững, sản xuất xanh gặp phải trong quá trình chuyển đổi của mình.

Trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ triển khai những giải pháp như thế nào để có thể đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu mà Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 đã đề ra, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững trong thực tế?

Với vai trò là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương triển khai những hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong thời gian tới, chúng tôi cũng tham mưu cho lãnh đạo để làm sao đó xây dựng được những tiêu chuẩn về những mô hình kinh tế tuần hoàn, về những định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong các ngành công nghiệp của chúng ta.

Chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào những khu công nghiệp, khu chế xuất. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh áp dụng những mô hình về tái chế, tái thu hồi, tái sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành có rất nhiều tiềm năng về tái chế của chúng ta như hiện nay.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng nâng cao năng lực quản lý cho các địa phương trong thời gian tới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững tại các địa phương.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ quan tâm chú trọng hơn nữa đến công tác truyền thông, làm sao đó để nâng cao được tư duy, ý thức của cộng đồng doanh nghiệp cũng như thay đổi hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng trong việc lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch và sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đây là những xu hướng sắp tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong quá trình thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất, tiêu dùng bền vững của Bộ Công Thương.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (ghi)
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét