Thứ hai 25/11/2024 11:19

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, tuy nhiên để bao phủ chính sách cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Lợi ích thiết thực của chính sách

Bảo hiểm xã hộivà bảo hiểm y tế là hai chính sách trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, có tác động và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động và nhân dân.

Đối với người sử dụng lao động (đơn vị, doanh nghiệp), ông Dương Văn Hoà – Trưởng ban Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc phần trách nhiệm đóng của đơn vị, doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành để kê khai tính giảm trừ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp người không thuộc đối tượng tham gia thì phần thuộc trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc của đơn vị, doanh nghiệp phải trả vào lương cho người lao động…

Theo ông Dương Văn Hào, việc quan tâm đầy đủ đến người lao động thì người lao động yên tâm làm việc, công tác nhằm tạo ra sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm, hàng hóa góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, khi người lao động nghỉ thai sản, bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhất là tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì đã được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Người lao động nghỉ việc, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động đã được quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp thất nghiệp thay cho doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp mất việc làm…

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế người lao động sẽ được thụ hưởng nhiều quyền lợi

Đối với người lao động, “tham gia bảo hiểm xã hội cũng như là khoản tiền tiết kiệm khi còn sức lao động, còn đang làm việc; tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc thuộc phần trách nhiệm đóng của người lao động được giảm trừ khi kê khai, tính, nộp thuế thu nhập cá nhân”- ông Hào nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi nghỉ việc sinh con, nghỉ ốm, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ theo quy định; khi đang làm việc không may bị mất thì thân nhân được hưởng chế độ mai táng phí và trợ cấp tuất. Khi đủ điều kiện (tuổi đời, thời gian đóng) thì được hưởng lương hưu; được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh theo chế độ; tiền lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội...

Về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu mỗi quý. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Ngoài ra, người tham gia được hưởng quỹ bảo hiểm y tế chi trả 80-95-100% chi phí khám chữa bệnh tùy theo nhóm đối tượng được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế.

Đặc biệt, theo ông Dương Văn Hào, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến được Quỹ Bảo hiểm Y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Đẩy mạnh phát triển người tham gia

Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội là 16,546 triệu người. Tính đến hết tháng 4/2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội là 16,608 triệu người, đạt 86,6% kế hoạch, đạt 33,6% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 183,7 nghìn người so với tháng trước, tăng 60,8 nghìn người so với cuối năm 2021, tăng 521 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giao chỉ tiêu cho bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 16.901.662 người tăng 2,1% so với năm 2021, bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2.277.652 người tăng 57,1% so với năm 2021, bảo hiểm y tế là 91.760.722 người tăng 3,3% so với năm 2021.

Để thực hiện kế hoạch đề ra sẽ phải đối diện rất nhiều khó khăn, bởi trong hơn hai năm qua dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp và người lao động. Chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, người lao động và nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ông Dương Văn Hào cho biết, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã và đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp.

Trong đó, một số giải pháp trọng tâm sẽ được tập trung đây mạnh, như: Ngành bảo hiểm xã hội sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế đề xuất, sửa đổi, bổ sung về chế độ, chính sách. Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia chính sách tới cấp xã chỉ đạo, đôn đốc, lãnh đạo, giao nhiệm vụ, công việc cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đôn đốc, phát triển đối tượng tham gia theo các phương án, đề án và giải pháp phù hợp với từng xã.

Đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, người dân trước đây được ngân sách nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế, nay không thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước mua thẻ để tăng nhanh diện bao phủ.

Riêng đối với nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ tăng cường tiến hành rà soát dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp, phân loại, lập danh sách đơn vị chưa tham gia, tham gia chưa đầy đủ chính cho người lao động. “Đặc biệt, cần kiên quyết xử phạt đối với các hành vi vi phạm; kịp thời lập hồ sơ đề nghị khởi tố theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với những doanh nghiệp cố tình trốn đóng, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”- ông Hào khuyến cáo.

Đối với nhóm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, giải pháp quan trọng chính là tổ chức linh hoạt các hình thức vận động theo nhóm nhỏ, các hội nghị khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng tiềm năng.

Còn với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội phối hợp với cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện việc rà soát, đối chiếu danh sách người được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế nhưng chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế để lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời, không bỏ sót đối tượng theo quy định.

Cùng với các giải pháp trọng tâm trên, theo ông Dương Văn Hào, chủ trương xuyên suốt của ngành bảo hiểm xã hội đó là sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. "Qua đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người dân đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công bảo hiểm xã hội"- ông Hào nhấn mạnh.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng