Thứ sáu 22/11/2024 10:29

Bánh dày ngày Tết của đồng bào Mông

Bánh dày, món bánh cổ truyền không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, hội của đồng bào Mông vùng cao. Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình, đồng bào Mông vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất riêng, trong đó phải kể đến tục làm bánh dày ngày Tết.

Theo quan niệm xưa, bánh dày của người Mông tượng trưng cho sự an lành của đất trời, sự no ấm của cuộc sống với mùa màng bội thu sau một năm lao động vất vả. Ngoài ra, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự chung thủy son sắt của những đôi trai gái người Mông.

Bánh dày ngày Tết của đồng bào Mông vùng cao

Trong những ngày này, nếu có dịp lên các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng ta không chỉ được trải nghiệm những sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc Mông trong ngày Tết, mà còn được thưởng thức món bánh dày, đặc sản ẩm thực của người Mông.

Du khách được trải nghiệm làm bánh dày
Thưởng thức bánh dày

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bà con đồng bào dân tộc Mông lại tấp nập, quây quần bên chiếc cối, chày để tạo ra những chiếc bánh dày xinh xắn, tròn trịa. Để món bánh dày ngon như ý đều phải có đủ các vật dụng cần thiết như: Cối giã bánh làm bằng thân cây gỗ trắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; Chày giã bánh cũng được làm bằng các loại gỗ cứng và nặng; Vừng rang sẵn và lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín để xoa tay và xoa các dụng cụ nặn bánh không bị dính.

Chày và cối giã được làm bằng gỗ trắc
Phải chọn gạo nếp thơm dẻo để làm bánh
Giã bánh ngay khi xôi còn đang nóng

Một yếu tố không thể thiếu là phải chọn được gạo nếp thơm và dẻo. Giã bánh ngay khi xôi còn đang nóng. Việc giã bánh là công đoạn vất vả và tốn nhiều công sức hơn cả, phải cần đến những chàng trai thanh niên khỏe mạnh, sức dẻo dai thay nhau cầm chày giã xôi cho tới khi nào xôi nhuyễn và dẻo quánh thành một khối. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Khi giã xong rồi cần bàn tay khéo léo của người phụ nữ nặn bánh ngay. Lá gói bánh là lá chuối đã hơ qua lửa và lau sạch...

Giã xôi cho tới khi nào xôi nhuyễn và dẻo quánh
Cần bàn tay khéo léo của người phụ nữ nặn bánh

Bánh dày được coi là linh hồn trong những ngày Tết của đồng bào Mông. Vì vậy, trong mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên, ngoài thịt rượu, thì bánh dày là thứ không thể thiếu của đồng bào Mông vùng cao.

Những chiếc bánh dày xinh xắn, tròn trịa
Bánh dày không đơn thuần là món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa

Đến thăm bản làng của đồng bào Mông vùng cao trong những ngày Tết đến xuân về, cùng thưởng thức chiếc bánh dày dẻo thơm, nâng chén rượu ngô thơm nức chúc nhau những điều tốt lành trong năm mới.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Đoàn công tác Bộ Công Thương dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to