Thứ tư 27/11/2024 13:04

Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Sáng 15/12, Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát biểu tại cuộc họp, Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, thời gian qua, nhờ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, thị trường ngoại tệ, tỷ giá bớt căng thẳng, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện hơn.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động ở thị trường 1 vẫn rất cao, phổ biến từ 9 - 10% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, trong đó một số ngân hàng có mức lãi suất lên tới 11,5%/năm. Một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với cả người gửi tiền và người đi vay.

Hơn nữa, việc tăng lãi suất huy động khiến chi phí huy động vốn (đầu vào) của tất cả các ngân hàng thương mại đến nay đều bị ảnh hưởng và tăng lên rất nhiều so với giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022, làm thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra khi lãi suất cho vay khó tăng tương ứng với lãi suất huy động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời dẫn đến rủi ro gia tăng nợ xấu, lãi treo từ phía khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước dự báo, trong dịp cuối năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, ngày 6/12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên 1,5 - 2%, theo đó ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn; các ngân hàng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và có các giải pháp hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, nhiều ngân hàng đã thông báo cam kết giảm lãi suất cho vay trong các tháng cuối năm 2022. Đến thời điểm hiện tại có 19 ngân hàng đã cam kết giảm tiền lãi với số tiền trên 3.500 tỷ đồng, với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm.

Một số ngân hàng đã giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu như: Ngân hàng BIDV giảm lãi suất giảm 0,5%- 2,5%/năm cho khách hàng vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên; khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu; khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Agribank giảm 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VND tại thời điểm 30/11. Với dư nợ phát sinh từ ngày 1/12- 31/12/2022, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.

Ngân hàng Vietcombank giảm lãi suất tới 1% một năm đối với các khoản vay VND cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hiện hữu từ ngày 1/11 đến hết 31/12/2022. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 175.000 khách hàng với quy mô tín dụng hơn 500.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu.

Ngân hàng ACB giảm 1%/năm lãi vay cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đang có khoản vay và có giao dịch chính tại ACB từ 6/12/2022 đến 31/1/2023.

Ngân hàng Eximbank giảm lãi suất giảm 1%/năm cho doanh nghiệp SMEs, vay ngắn hạn bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh: Ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu; cá nhân; hội kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vay ngắn hạn, trung dài hạn bổ sung phục vụ sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh: hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngân hàng Techcombank giảm lãi suất 0,25% - 1,92%/năm cho khách hàng cá nhân sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ giảm 0,3-1,8%; có khoản vay lớn giảm 0,25-1,5%, hộ kinh doanh giảm 0,64-1,84%; doanh nghiệp lớn: giảm bình quân 0,82%/năm; doanh nghiệp giảm 1,92%/năm.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã quán triệt, chỉ đạo tất cả các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Mức giảm dựa trên năng lực của từng tổ chức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước kêu gọi các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí, giảm lợi nhuận đặt ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.

Tại cuộc họp đại diện các tổ chức tín dụng đều thống nhất quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, và cam kết sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Đại diện các tổ chức tín dụng cũng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sẽ có chế tài, quy định để xử lý các tổ chức tín dụng không thực hiện theo quy định của Ngân hành Nhà nước, hay có thực hiện giảm lãi suất nhưng lại tăng các khoản phí, gây thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn