Ban cán sự đảng Bộ Công Thương: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tội phạm

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phổ biến, quán triệt, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tội phạm.

Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm, góp phần tạo môi trường thuận lợi, an ninh, an toàn cho phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế, bảo đảm kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Bộ Công Thương đã ban hành các Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ ban hành văn bản và triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm theo lĩnh vực quản lý nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác phòng, chống tội phạm.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, hàng năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thanh tra, Kế hoạch kiểm tra của Bộ; đồng thời, chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường ban hành các văn bản để triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và người tiêu dùng về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với phát triển kinh tế, xã hội; làm giảm các hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và làm giảm cơ bản các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm về an toàn thực phẩm nhằm từng bước xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.

Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tội phạm

Qua 5 năm triển khai thực hiện, công tác phòng, chống tội phạm của Bộ Công Thương đã đạt được những kết quả tích cực.

Bộ Công Thương đã tiến hành thanh tra một số dự án trong 12 dự án ngành Công Thương theo chỉ đạo của Chính phủ, nổi bật là công tác thanh tra tại: Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất; Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam; Công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem; Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP và Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần DAP – Vinachem (DAP1); Dự án khai thác và chế biến muối Kali tại CHDCND Lào do Tập đoàn hóa chất làm chủ đầu tư. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm, vi phạm, thiếu sót trong công tác công tác tổ chức, cán bộ; công tác quản lý, sử dụng ngân sách, hoạt động sự nghiệp có thu; công tác đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Bộ đã kiến nghị xử lý, thu hồi về tài chính trong công tác đầu tư, tài chính; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; xử lý trách nhiệm đối với một số cá nhân, tập thể…; chuyển một số vụ việc sang Cơ quan Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.

Thực hiện Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành và triển khai Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020 (kèm theo Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2017).

Kết quả xử lý vi phạm hành chính thực hiện các nội dung theo Chương trình phòng, chống tội phạm: Số vụ kiểm tra: 449.411 vụ; số vụ vi phạm và xử lý: 277.859 vụ; số tiền thu từ xử phạt: 1.210,35 tỷ đồng; trị giá tang vật bị tịch thu: 526,71 tỷ đồng.

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm đối với một số mặt hàng trọng điểm theo Đề án 1059:

- Đối với mặt hàng đường, thuốc lá ngoại nhập: Số vụ kiểm tra là 7.874 vụ; số vụ vi phạm và xử lý: 6.368 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 27,50 tỷ đồng; số tiền bán hàng tịch thu: 26,64 tỷ đồng.

- Đối với mặt hàng mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng: Số vụ kiểm tra là 5.402 vụ; số vụ vi phạm và xử lý: 3.282 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 24,36 tỷ đồng; số tiền bán hàng tịch thu: 70,66 tỷ đồng.

- Đối với mặt hàng rượu, bia, nước giải khát: Số vụ kiểm tra là 9.877 vụ; số vụ vi phạm và xử lý 5.730 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 13,69 tỷ đồng; số tiền bán hàng tịch thu: 23,45 tỷ đồng.

- Đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Số vụ kiểm tra là 2.623 vụ; số vụ vi phạm và xử lý: 1.753 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 12,63 tỷ đồng; số tiền bán hàng tịch thu: 8,66 tỷ đồng.

Kết quả chuyển cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để điều tra, khởi tố vụ án: Số vụ chuyển giao: 282 vụ; số vụ đã khởi tố: 61 vụ; số vụ chuyển trả để xử lý vi phạm hành chính: 119 vụ; số vụ đang xem xét: 102 vụ.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý; tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng, Công an... đặc biệt là tập trung chỉ đạo, phối hợp triển khai kịp thời các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia giao nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tạo được sức mạnh tổng hợp từ Trung ương đến địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh.

Theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.

Tin cùng chuyên mục

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động