Bài học thị trường và dự cảm trước thềm Xuân mới

Hiếm có khi nào như năm 2021, hai chữ “thị trường” lại được nhắc nhiều đến như vậy từ cả phía người dân, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước. Đối với cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm “đứng mũi chịu sào” như Bộ Công Thương, “thị trường, thị trường, thị trường hơn nữa” luôn là mối quan tâm hàng đầu trong điều hành. Với doanh nghiệp và người dân, có thể nói rằng, đã không có đứt gãy thị trường hàng hóa, nhất là hàng thiết yếu, ngay cả khi “bão” dịch Covid-19 khốc liệt nhất.
Giải pháp căn cơ

Với doanh nghiệp, mối quan tâm thường xuyên liên quan đến thị trường có vẻ thuộc về những hợp đồng, đơn hàng và thời điểm đối tác “chốt đơn”. Còn với người tiêu dùng, mối quan tâm nằm ở chỗ, giá cả hàng hóa ra sao và có thể mua ở đâu?

Tuy đơn giản nhưng đó thực sự là những “bài toán” đầy hóc búa đặt ra cho cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ Công Thương. Ngay cả khi thị trường trong và ngoài nước “trời yên biển lặng”, công tác đưa hai thị trường gắn kết, liên thông với nhau để cùng hỗ trợ phát triển vẫn luôn đòi hỏi sự nỗ lực cao trong điều hành thì năm 2021 với những cơn “sóng” bất lợi do dịch Covid-19 đã đặt ra cho điều hành những thách đố không nhỏ. Thị trường vốn luôn biến ảo nay lại càng biến ảo khôn lường với không ít những bất lợi, bất trắc. Có cả những diễn biến chưa từng có tiền lệ, chưa từng được ghi nhận.

Bài học thị trường và dự cảm trước thềm Xuân mới
Xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2021

Nhưng “sóng cả” không làm núng được tay chèo. Trong năm 2021, công tác bảo đảm thị trường trước những diễn biến của dịch Covid-19 đã được lãnh đạo Bộ Công Thương cùng các đơn vị chức năng đẩy lên mức cao chưa từng có. Đầu tiên là do có sự theo dõi, bám sát chặt chẽ nên ngay khi thị trường “trở gió” cũng là lúc những giải pháp điều hành ngay lập tức triển khai từ trung ương đến cơ sở, đi thẳng vào điểm nóng.

Đó là việc thành lập các tổ công tác, ban chỉ đạo đặc biệt mang các sứ mệnh tiền phương với mục tiêu cao nhất trong bảo đảm hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất, xuất khẩu và hàng hóa cho đời sống nhân dân.

Thậm chí, hàng loạt các đề xuất ngay từ đầu không dễ gì được chấp thuận, chứ chưanói đến chuyện thực thi. Như việc phải duy trì cho được kênh chợ truyền thống hay những đề xuất về thế nào là hàng hóa thiết yếu; những người lang thang cơ nhỡ, công nhân, lao động khu công nghiệp hay ngoài cửa khẩu có được coi là đối tượng ưu tiên để tiêm vắc - xin hay không?

Thực tiễn trong vai trò người kiểm chứng đã cho thấy tính tích cực khi những đề xuất của Bộ Công Thương được chấp thuận và đi vào cuộc sống. Đó là việc kịp thời chuyển hướng tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường trong nước, mà nhiều người vốn coi đây thực sự là “cú bẻ lái” ngoạn mục để nền nông nghiệp đi qua “mùa giông bão” của thị trường. Hay hành động kịp thời đổi mới xúc tiến, kết nối thương mại theo theo hình thức trực tuyến, để doanh nghiệp và đối tác tuy “tay chẳng bắt song mặt vẫn mừng”. Và dù trong “bão” dịch, vẫn tạo ra cơ hội, cơ duyên thúc đẩy giao thương. Xa hơn là khai thác những tiềm năng, cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.

Thị trường cơ bản được đảm bảo thông từ trong nước ra tới các cửa khẩu. Đặc biệt trong khó khăn, thị trường trong nước và cả thị trường xuất khẩu vẫn sáng lên giá trị, vẻ đẹp, tính bền vững của hàng Việt mà như có chuyên gia nói, sự tươi ngon của nông sản tới vụ như làn gió mát xua đi cái nóng hầm hập của thị trường.

Nói hiệu quả là bởi các giải pháp điều hành thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đã đem lại “trái ngọt”. Dễ nhận thấy nhất là hàng hoạt con số tăng trưởng rất khích lệ về xuất khẩu, chỉ số tăng trưởng công nghiệp. Những giá trị đem lại đã được nhận rõ, trả lại đúng vị trí; cơ quan điều hành tự tin hơn, bài bản hơn, doanh nghiệp gắn kết hơn với tín hiệu của thị trường.

Bài học thị trường và dự cảm trước thềm Xuân mới
Doanh nghiệp bán lẻ chung tay cùng cơ quan quản lý đưa hàng đến với người tiêu dùng trong “bão” dịch

Nói căn cơ còn ở chỗ câu chuyện xuất khẩu chính ngạch được Bộ Công Thương kiên trì theo đuổi đã tạo hiệu ứng lan tỏa tới doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải cần đến thời gian để xoay chuyển thói quen tiểu ngạch. Nhưng lợi ích của xuất khẩu chính ngạch đã rõ, đó là bản lề để tạo nên sự tăng trưởng vững chắc cho những năm tới đây.

Một yếu tố căn cơ nữa là những giải pháp điều hành thị trường của Bộ Công Thương trong năm 2021 cho thấy sự đổi mới và sáng tạo – nền tảngquan trọng cho những năm sắp đến. Chính bởi thế, với những giải pháp thị trường năm vừa qua, ngành Công Thương đã có một năm thực sự là năm kinh tế số.

Khí thế mới, xung lực mới

2021 là một năm đặc biệt với ngành Công Thương, không chỉ bởi là năm ngành Công Thương tròn 70 năm đồng hành cùng đất nước mà còn ghi những dấu ấn đặc biệt trong điều hành để cùng cả nước vượt “bão” Covid-19, thu “trái ngọt” tăng trưởng. Và những dự cảm bên thềm Xuân Nhâm Dần 2022 cũng đang dần hé lộ từ những dấu ấn khó quên của một năm như thế.

Bài học thị trường và dự cảm trước thềm Xuân mới
Các đại biểu thực hiện nghi lễ Khởi động chuyên mục “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” trên VTV1, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả của chương trình trong bối cảnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại số

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, ngành Công Thương có đổi mới thì kinh tế đất nước mới đổi mới. Đó là một nhận xét khá xác đáng. Nói xác đáng là bởi như đánh giá của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ cũng tại hội nghị nói trên, ngành Công Thương chịu những tác động của kinh tế thế giới, thị trường thế giới rõ nhất trong số các cơ quan quản lý nhà nước.

Một trong những điều được cảm nhận rõ nhất của năm 2021 là ổn định và tăng trưởng phải từ thị trường trong nước đi ra và đi lên. Đó hẳn là một “cẩm nang” hành động cho năm 2022.

Bài học thị trường và dự cảm trước thềm Xuân mới
Các biện pháp phòng vệ thương mại được triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất trong nước

Bài học về sự đổi mới quyết liệt cùng thích ứng nhanh, linh hoạt, có hiệu quả trong tư duy điều hành của năm 2021 chắc chắn là bài học bổ ích cho năm 2022. Bởi trong một năm phát triển mang tính bản lề như năm 2022, bên cạnh những thuận lợi cùng đà tăng trưởng chúng ta đã có được, vẫn có thể nói rằng phía trước là một năm không phải hoàn toàn dễ dàng cho phát triển, cho tăng trưởng. Nhất là khi dịch Covid-19 vẫn còn đó.

Ở một nền kinh tế mà độ mở lớn như Việt Nam, những xu thế của kinh tế, thương mại, thị trường thế giới rõ ràng là sẽ “phả” sức nóng từ những cuộc cọ sát, cạnh tranh. Ở đây đáng chú ý hai xu thế. Một là cấu trúc thương mại thế giới đang có những thay đổi rõ rệt đến mức chóng mặt. Thay vì sân chơi “cổ điển” như WTO, đã xuất hiện nhiều sân chơi mới của các nhóm nước cùng nhiều thỏa ước thương mại mới, tạo ra những lực “hút” không chỉ có những lấp lánh thị trường mà còn mang màu sắc lợi ích địa chính trị rõ rệt trên các thị trường được tạo dựng bởi các “hội, nhóm” này. Xu thế thứ hai, mà cũng là hệ quả của xu thế trên, là xuất hiện và gia tăng việc “hướng nội”. Theo đó, an ninh hóa, “vũ khí” hóa và đáng quan ngại nữa là chính trị hóa vấn đề thương mại, trong đó có cả vấn đề thị trường.

“Sức nóng” của những cọ sát đó đòi hỏi công tác điều hành, dự báo, nắm thông tin thị trường sẽ phải chính xác hơn, giải pháp đưa ra phải linh hoạt hơn nữa; thị trường, đối tác cần đa dạng hơn. Rồi đây, bên cạnh những thị trường lớn, truyền thống thì những thị trường ngách, những phân khúc bị “ngó lơ” lâu nay cần được quan tâm hơn.

Vai trò của công tác phòng vệ thương mại cần được đề cao hơn những năm trước. Đây không chỉ là bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp, sự lành mạnh của thị trường mà còn là việc làm, an sinh của hàng vạn lao động Việt Nam.

Bài học thị trường và dự cảm trước thềm Xuân mới
Đa dạng hình thức hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Phòng vệ thương mại không chỉ có ở xuất khẩu mà còn ở cả nhập khẩu. Thế nên, với xuất khẩu rất cần cơ chế cảnh báo sớm với những mặt hàng vào “tầm ngắm” của các biện pháp phòng vệ cùng kịch bản ứng phó. Với nhập khẩu cần chú ý hoàn thiện quy định về phòng vệ thương mại cho bối cảnh mới và hợp tác với đối tác nhập khẩu. Vai trò của doanh nghiệp như là chủ thể tác động chính cần được phát huy tối đa trên cơ sở có sự đồng hành, hỗ trợ của cơ quan quản lý trong và ngoài nước.

Nói như vậy để thấy rằng, bước sang năm mới 2022, niềm tin, kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân đối với Bộ CôngThương sẽ lớn hơn. Đó là sự kỳ vọng về sự hỗ trợ, đồng hành từ cơ chế, chính sách đến các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại ở cả thị trường trong và ngoài nước, phòng vệ thương mại với các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam.

Nhiệm vụ đã có, mục tiêu, giải pháp đã rõ. Ở một năm như năm 2021 thì 365 ngày trong năm chính là tiền đề căn cốt cho một năm tăng trưởng 2022 mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Chúng ta không chỉ tin mà sẽ bắt tay ngay vào hành động. Có thể sẽ phải quyết liệt hơn, linh hoạt hơn khi thời gian, thực tiễn không cho phép được chậm trễ. Đó là phương châm cũng lại là sự khẳng bên thềm Xuân trước lộ trình phát triển mới của đất nước.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội làm việc tại TP. Hải Phòng

Đoàn Giám sát của Ủy ban Văn hóa và giáo dục của Quốc hội làm việc với UBND TP.Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật các lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng và một số nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc do liên quan vụ Phúc Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Rạng sáng 18/11 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Ngày 17/11, tại Brazil, trong hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil là biểu tượng đặc biệt về sự gắn kết hai nước Việt Nam - Brazil.
Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 16/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Từ ngày 15/11, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm thêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia, Trưởng Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) và Thủ tướng New Zealand.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động