Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp
Doanh nghiệp thu lợi từ quyết định trao quyền cho phụ nữ
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 2021 đặt ra mục tiêu, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Chiến lược cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ đạt ít nhất 30%.
Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 2021 đặt ra mục tiêu, thu hẹp khoảng cách giới. Ảnh Thảo Hoàng |
Hưởng ứng nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam rất tích cực tham gia vào hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các hoạt động tạo thuận lợi, trao quyền cho phụ nữ tại nơi làm việc. Đây cũng được đánh giá là một “mắt xích” trong hành trình hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thúc đẩy bình đẳng giới là Công ty CP Chứng khoán VPS. Bà Trần Thị Thu Thủy - Giám đốc Khối trải nghiệm khách hàng, Công ty CP Chứng khoán VPS chia sẻ: Để hiện thực hóa quyền bình đẳng cho giới nữ nói chung và hỗ trợ các nữ chủ doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững nói riêng, VPS đã đề ra một chiến lược toàn diện với lộ trình dài hạn và các hoạt động đa chiều.
Trong đó, "4 trao" được doanh nghiệp triển khai, thực hiện, bao gồm: Thứ nhất, trao quyền: Khuyến khích và hỗ trợ nữ doanh nhân đảm nhận vai trò lãnh đạo trong cộng đồng kinh doanh, thúc đẩy sự cân bằng giới trong các vị trí quản lý và điều hành.
Thứ hai, trao cơ hội thông qua tăng cường hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp do nữ giới làm chủ; cung cấp các chương trình tư vấn và hỗ trợ tài chính, giúp nữ chủ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư và các cơ hội thị trường mới. Thứ ba, trao kiến thức thông qua cung cấp các chương trình đào tạo và cố vấn để trang bị cho nữ doanh nhân những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quản lý và phát triển doanh nghiệp bền vững, từ đó giúp họ nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức. Thứ tư là trao môi trường: VPS xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng và thân thiện; tạo lập mạng lưới kết nối giữa các nữ chủ doanh nghiệp để cùng chia sẻ, hỗ trợ và phát triển.
Theo bà Trần Thị Thu Thuỷ, VPS nhấn mạnh bình đẳng giới, vì bình đẳng giới sẽ tạo ra cấu trúc xã hội cân bằng tại một doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra cơ chế đối thoại, tương tác cởi mở hơn, mọi người sẽ có cơ hội chia sẻ sáng kiến tốt hơn và tạo sự thúc đẩy về tăng trưởng cho doanh nghiệp.
“Cũng nhờ chú trọng yếu tố bình đẳng giới, 3 năm qua VPS đã duy trì được thị phần lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ từ 20-60% thị phần (tuỳ sàn giao dịch). Đây là điều mà có lẽ trong lịch sử ngành chứng khoán Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đạt được tốc độ tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần ở một giai đoạn dài và quan trọng như vâỵ.” - đại diện VPS, bà Trần Thị Thu Thuỷ chia sẻ thêm.
Đặc biệt, theo bà Trần Thị Thu Thuỷ, thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho ph/chu-de/ngay-phu-nu-viet-nam-2010.topic không chỉ tạo điều kiện cho phu nữ tự chủ về tài chính, khẳng định giá trị bản thân mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của xã hội và mở ra cơ hội để doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn. Đó cũng là lý do, có những thời điểm doanh thu của VPS tăng trưởng lên tới 500%.
Cũng là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm đến thúc đẩy bình đẳng giới và nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ, bà Đào Thuý Hà – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco cho rằng: Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho những người phụ nữ tại doanh nghiệp phát triển, những năm qua Traphacon còn thực hiện trao quyền cho phụ nữ thông qua những hoạt động như ký kết với các hộ nông dân trong việc trồng cây dược liệu.
Cụ thể, Traphaco đã triển khai Dự án Nâng cao năng lực cho phụ nữ trong hoạt động phát triển trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến tháng 6/2022. Với Đề án này, Traphaco đã hỗ trợ và trao quyền tự chủ cho những người nông dân ở Sapa (tỉnh Lào Cai) trong việc tham gia vào trồng cây dược liệu actiso, hướng dẫn họ tạo ra những sản phẩm có chất lượng, dạy họ cách quay phim, chụp ảnh để giới thiệu sản phẩm và nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trường.
Thông qua hoạt động này, Traphaco không chỉ nâng cao quyền năng kinh tế cho người phụ nữ mà còn tạo cơ hội để doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu ổn định phục vụ cho phát triển bền vững, đây cũng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Thúc đẩy bình đẳng giới sẽ mang lại cơ hội thiết thực cho phụ nữ, tạo cơ hội cho phụ nữ đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh Thảo Hoàng |
Phát triển bền vững thông qua thúc đẩy bình đẳng giới
Theo các chuyên gia kinh tế, trên hành trình phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đang theo đuổi, người phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, để theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là tạo thuận lợi cho người phụ nữ được cống hiến và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, cộng đồng.
Bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP Group) cho biết: Là một doanh nghiệp với bề dày 39 năm kinh nghiệm phát triển tại Việt Nam với 25 công ty thành viên và đầu tư đa dạng các lĩnh vực như: Dịch vụ hàng không, nhà ga, trung tâm thương mại… hiện IPPG có 25.000 nhân viên, trong đó phụ nữ chiếm 70% ở vị trí lãnh đạo.
“IPPG đang ở trong thời kỳ mà tinh thần lãnh đạo và sự đóng góp của phụ nữ không chỉ quan trọng mà còn là nền tảng của sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” – bà Lê Hồng Thuỷ Tiên cho biết thêm.
Cũng theo bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, hàng năm IPPG luôn quan tâm và có ngân sách về sự thúc đẩy bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo của phụ nữ. Những giá trị độc đáo mà lãnh đạo nữ mang lại đó là kiến thức, khả năng thấu hiểu và thông cảm. Phụ nữ thường tạo ra môi trường làm việc hoà hợp, đề cao sự hợp tác với nhân viên, từ đó nâng cao hiệu quả trong công việc.
Phụ nữ cũng luôn có cách quản lý đa dạng và linh hoạt, có khả năng xử lý tình huống khéo léo và đưa ra quyết định nhanh chóng, phù hợp với môi trường kinh doanh thay đổi. Đặc biệt, phong cách lãnh đạo của phụ nữ có xu hướng động viên, khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và tạo nên một đội ngũ nhân viên làm việc sáng tạo. Nữ lãnh đạo cũng tìm ra những giải pháp cân bằng, giúp giảm thiểu xung đột và tạo môi trường làm việc hiệu quả hơn, thúc đẩy bình đẳng giới. Phụ nữ lãnh đạo thường thúc đẩy chính sách bình đẳng giới giúp doanh nghiệp xây dựng văn hoá tích cực và thu hút thêm nhiều nhân tài. Kiến thức sáng tạo và đổi mới của phụ nữ cũng giúp doanh nghiệp linh hoạt, sẵn sàng ứng phó với nhiều thách thức, nâng cao nhận thức và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo lập khách hàng và đối tác.
“Với những lợi ích như trên, phụ nữ không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh mà còn hoạt động hiệu quả và tạo nền tảng vững chắc để phát triển trong bối cảnh kinh tế có nhiều thay đổi” – bà Lê Hồng Thuỷ Tiên khẳng định.
Từ những phân tích trên, để thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy vai trò lãnh đạo của người phụ nữ, để người phụ nữ có cơ hội phát triển hết tiềm năng của mình, bên cạnh các chính sách chung của nhà nước, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động xây dựng chính sách thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp. Chính sách này không chỉ được đề cập trong văn bản, chính sách phát triển của doanh nghiệp, trong các khẩu hiệu hô hào mà phải đưa vào hoạt động thực tiễn, bởi dây không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bởi một môi trường làm việc mà ở đó mỗi nhân viên đều được coi trọng, thì doanh nghiệp có cơ hội thu hút nhân tài, từ đó giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân lực sẵn sàng thích ứng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép. Đặc biệt, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ chính là nhân tố quan trọng giúp tạo nên sự cân bằng, ổn định và phát triển, đó đó thúc đẩy bình đẳng giới chính là cách “chìa khoá” để doanh nghiệp phát triển bền vững và đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.
Thúc đẩy tinh thần lãnh đạo nữ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên để thúc đẩy tinh thần lãnh đạo nữ cần có chính sách thúc đẩy bình đẳng giới ở tất cả các hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, chính sách bình đẳng giới cần được lồng ghép và mọi hoạt động kinh tế, đời sống xã hội. |