Thứ ba 19/11/2024 05:17

Bạc Liêu ban hành kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế biển

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP, tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển và BVMT biển, hải đảo đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/04/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT) biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Theo đó, UBND tỉnh Bạc Liêu đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, sẽ phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển theo thứ tự ưu tiên phát triển lần lượt là du lịch và dịch vụ biển; năng lượng sạch; kinh tế hàng hải; nuôi trồng khai thác thủy sản; nông, lâm, diêm nghiệp và ứng dụng khoa công nghệ.

Bạc Liêu sẽ đẩy mạng phát triển kinh tế biển ( Ảnh: Cánh đồng điện gió Bạc Liêu)

Đối với công tác BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; phấn đấu tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đạt khoảng 90%; giảm thiểu 70% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị vứt bỏ được thu gom chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; 100% khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh thích ứng với BĐKH, nước biển dâng.

Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển; duy trì tỷ lệ che phủ rừng; có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển; ứng phó hiệu quả với thiên tai, BĐKH và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển và hải đảo; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, BĐKH và tác động của nước biển dâng; điều tra, đánh giá tiềm năng giá trị các tài nguyên biển quan trọng; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đảm bảo tích hợp, chia sẻ và cập nhật.

Về tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên biển sẽ được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nhằm đưa tỉnh Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về biển theo hướng tăng trưởng xanh; đa dạng sinh học biển được bảo tồn; môi trường biển trong lành, xã hội hài hòa với thiên nhiên.

Để hoàn thành các mục tiêu nêu trên, tại Kế hoạch này, UBND tỉnh Bạc Liêu đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo; BVMT biển và hải đảo; đồng thời, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển; ứng phó với BĐKH, nước biển dâng; điều tra cơ bản biển; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Cùng với đó, tỉnh Bạc Liêu cũng sẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và BVMT biển và hải đảo; hợp tác quốc tế; triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ theo Kết luận số 126-KL/TU ngày 22/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu khóa XV về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chuyên ngành có liên quan.

UBND tỉnh Bạc Liêu giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường; sơ kết thực hiện Kế hoạch này vào năm 2025; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, BVMT biển; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên biển phù hợp với quy hoạch; giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, bảo vệ hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học.

Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo theo quy định; tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển theo đúng quy định và phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải ra biển theo quy định.

Song song đó, UBND tỉnh Bạc Liêu giao UBND các huyện, thành phố ven biển xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh tại địa phương và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ trên phạm vi địa bàn quản lý; xây dựng, điều chỉnh, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này trong phạm vi, quyền hạn của địa phương…

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số