Thứ sáu 25/04/2025 11:34

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.

Ngày 4/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì, cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Bắc Giang năm 2024.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024, Chỉ số PAR Index tiếp tục duy trì, nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, chỉ số SIPAS đạt trên 90%, xếp trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, chỉ số PAPI tiếp tục nằm trong nhóm cao nhất của cả nước.

Cụ thể, duy trì, cải thiện chỉ số PAR Index, chỉ số SIPAS năm 2024 về 8 lĩnh vực: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đưa ra các mục tiêu phấn đấu năm 2024, trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, địa phương trong từng lĩnh vực.

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công) nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. (Ảnh: Chính Công)

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị các cơ quan, địa phương tiếp tục duy trì các chỉ số nội dung đạt kết quả tốt. Trong 8 chỉ số nội dung đánh giá, có 6 chỉ số nội dung cần duy trì, gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; quản trị điện tử; thủ tục hành chính công.

Các cơ quan, địa phương, đặc biệt là cấp xã là cấp trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân tăng cường tuyên truyền đến người dân trên địa bàn về các chính sách của địa phương, về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của người đứng đầu trong công tác giải trình, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đồng thời, tăng cường đối thoại với nhân dân; chú trọng kiểm soát, phòng, chống tham nhũng trong khu vực công; tăng cường kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

Đối với các chỉ số nội dung cần cải thiện, trong 8 chỉ số nội dung đánh giá, có 2 chỉ số nội dung cần cải thiện trong năm 2024, gồm: Cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường. Các cơ quan, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện có hiệu quả.

Chính Công
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Tin cùng chuyên mục

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập