Thứ hai 23/12/2024 00:20

Bắc Giang: Chương trình OCOP nhận được sự đồng hành, tích cực tham gia của người dân

Chương trình OCOP đã được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước và góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Một trong những địa phương thành công trong chương trình này phải kể đến Bắc Giang. Để hiểu rõ hơn những kết quả chương trình mang lại, phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Thái Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang.

Được đánh giá là một trong những địa phương có chiều sâu trong triển khai chương trình OCOP, chia sẻ của ông với độc giả Báo Công Thương về một số kết quả nổi bật mà Bắc Giang đã đạt được?

Bắc Giang là địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội: Có 27 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận; 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và hàng trăm sản phẩm địa phương. Bên cạnh đó, địa phương còn có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa tâm linh, lịch sử - văn hóa và sinh thái nghỉ dưỡng… Đây là tiền đề, lợi thế của tỉnh trong việc lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Thái Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả nổi bật, như: Có được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia. Chương trình thu hút được nhiều chủ thể là các hợp tác xã với 76/97 chủ thể tham gia, chiếm 87,35 %; nhiều thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp và tạo ra nhiều sản phẩm để tham gia chương trình.

Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (có 42 sản phẩm 4 sao và 138 sản phẩm 3 sao) trong đó có 1 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao trình Hội đồng phân hạng, đánh giá quốc gia.

Trong 4 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ cho trên 100 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể với khoảng 350 lượt sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại tại các tỉnh, như: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hòa Bình, Nha Trang… Một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện, siêu thị lớn và các sàn thương mại điện tử.

Các chủ thể tham gia chương trình đã được hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức. Tỉnh cũng đã vận dụng cơ chế, chính sách khác nhau hỗ trợ chủ thể sản xuất bổ sung các nội dung khác về chất lượng, bao bì, nhãn mác, đảm bảo theo yêu cầu của bộ tiêu chí.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện, khó khăn nhất địa phương gặp phải là gì?

Nhận thức về Chương trình OCOP của một số địa phương, chủ thể sản xuất chưa rõ ràng, có tư tưởng ngại khi được tư vấn hoàn thiện hồ sơ chương trình. Cán bộ quản lý chương trình ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặc dù đã được tham gia tập huấn song do nội dung chương trình còn mới, đa dạng nên việc nắm bắt chưa đầy đủ, nhất là nội dung hoàn thiện sản phẩm.

Bên cạnh đó, sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên địa bàn tỉnh tuy nhiều và có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP song nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, tính cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm chủ yếu là sơ chế, chưa nhiều sản phẩm chế biến sâu. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít. Sản phẩm du lịch cộng đồng chưa phong phú, hấp dẫn.

Ngoài ra, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa bao quát hết các nội dung đánh giá, phân hạng sản phẩm. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được công nhận còn hạn chế.

Trên cơ sở triển khai cũng như kết quả chương trình đã đạt được, những bài học kinh nghiệm tỉnh Bắc Giang rút ra cho công tác xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP?

Theo tôi, chương trình thành công là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương với cơ quan thường trực chương trình là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên

Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP, từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Hướng chủ thể phát triển sản phẩm của mình với niềm tự hào với quê hương, bản xứ.

Tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng; sản phẩm có lợi thế so sánh. Phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng, đưa chương trình đi vào chiều sâu, gia tăng giá trị lớn, có sức cạnh tranh cao và có khả năng xuất khẩu.

Tăng cường hỗ trợ chủ thể xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xây dựng website cơ sở; cải tiến mẫu mã, bao bì nhãn mác theo hướng sáng tạo, có bản sắc riêng.

Củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh theo hướng liên kết sản xuất.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các sự kiện hội chợ, triển lãm để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm giúp các chủ thể sản xuất tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Hỗ trợ xây dựng các điểm, trung tâm bán hàng kết nối các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng với thị trường nội địa và toàn cầu.

Tiếp nối những thành công đã đạt được, tỉnh có giải pháp gì để phát huy hiệu quả từ Chương trình OCOP mang lại trong thời gian tới.

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng của Chương trình OCOP, thời gian tới, Bắc Giang tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Đồng thời thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và các chủ thể sản xuất tham gia. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của trung ương và của tỉnh.

Phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ chủ thể phát triển hoàn thiện sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đồng thời tập trung hướng dẫn thành lập mới, củng cố, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm OCOP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, thực hiện và quản lý sản phẩm Chương trình OCOP sau khi được chứng nhận.

Trân trọng cảm ơn ông!

Kết quả Chương trình OCOP tại các huyện miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Bắc Giang thời gian qua: Tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, tổng số sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng là 69/180 chiếm 38,3%. Điển hình như huyện Lục Ngạn có 26 sản phẩm (16 đạt 4 sao, 10 đạt 3 sao). Huyện Yên Thế có 25 sản phẩm (4 đạt 4 sao, 21 đạt 3 sao). Tạo được các vùng liên kết sản xuất như: Gà đồi tại Yên Thế; vải thiều, bưởi, cam tại huyện Lục Ngạn.
Thanh Tâm (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững