"Ánh sáng Học đường" đến với 700 em học sinh huyện Hoàng Su Phì
Hàng ngày các em phải vượt qua hơn chục cây số với con đường này để tới được trường học. |
Trung bình mỗi học sinh dân tộc thiểu số Việt Nam phải trải qua quãng đường bình quân 17,6 km để đến trường. Và để hầu hết con em dân tộc thiểu số bước chân lên nấc thang học đường là cả nỗ lực của Nhà nước, địa phương cũng như gia đình và chính các em. Bởi đường đến trường gian khó, lại không có tiền mua sách, vở, bút viết và đồ dùng học tập tối thiểu.
Mỗi ngôi trường đều là nơi các em ấp ủ những ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng hơn bằng một thực tế gian khó. Hầu hết các em đều phải vượt qua quãng đường dài 1 - 2 giờ đi bộ băng rừng qua suối để đến ngồi nghe thầy cô giảng bài mà không có cả bút vở để viết.
Điểm đến lần này của đoàn thiện nguyện là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. |
Điểm đến lần này của đoàn thiện nguyện là trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Nơi có gần 700 em học sinh liên cấp từ mầm non, tiểu học đến trung học từ 12 dân tộc thiểu số của huyện. Chương trình thiện nguyện "Ánh sáng Học đường" đã quyên góp được rất nhiều sách vở, đồ dùng học tập, áo đồng phục cho các em dân tộc thiểu số trong chuyến thiện nguyện lần này.
Rất nhiều sách, vở, bút, quần áo đồng phục và những món quà từ những nhà hảo tâm quyên góp cho các em học sinh. |
Đoàn thiện nguyện mang theo những chiếc áo đồng phục, cùng với vở, bút và những món quà nhỏ từ các nhà hảo tâm. Ngắm các em mặc áo đẹp, nhận quà, thậm chí đếm và so sánh nhau từng cái kẹo, chúng tôi lại tự nhủ, phải cố gắng hơn nữa kêu gọi các nhà hảo tâm và tổ chức các chuyến đi thiện nguyện đến với các em vùng dân tộc thiểu số.
ông Nguyễn Văn Hai - Người sáng lập quỹ "Trái Tim Lạc Hồng" - TGĐ Công Ty P.Land trao tặng số tiền ủng hộ cho trường. |
Nói về những ngôi trường vùng cao, không thể không nhắc tới những người thầy người cô, không ngại khó ngại khổ bám trường lớp để dạy các em dân tộc thiểu số cái chữ. Từng ngày đồng hành cùng các em trong khó khăn, nhưng các thầy cô không hề có ý định bỏ nghề hay chuyển công tác. Thầy hiệu trưởng chia sẻ trong xúc động: “Nhìn từng em học sinh được các cô chú tình nguyện viên mặc áo ấm trong tiết trời lạnh giá, tôi thật sự rất cảm động, từ nay các em đã có cho mình chiếc áo đồng phục đầu tiên!”.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi thiện nguyện của quỹ Trái Tim Lạc Hồng tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang:
Quỹ từ thiện Trái tim Lạc Hồng đã, đang và sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình ý nghĩa để trao yêu thương với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”.