Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh David Frost sẽ phải hoàn tất ngay các yêu cầu của Anh đối với thỏa thuận, phải được bảo đảm vào cuối năm nay để tránh Brexit không có thỏa thuận. Anh không yêu cầu một thỏa thuận đặc biệt, riêng biệt hoặc duy nhất - chỉ là những yêu cầu tương tự mà EU đã đồng ý với các quốc gia khác. Nhưng EU đang tìm cách kiểm soát các khoản trợ cấp của Anh, áp đặt các quy tắc đối với chế độ thuế của Vương quốc Anh và yêu cầu Vương quốc Anh cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn của EU. Cụ thể, về trợ cấp, EU yêu cầu Anh tuân thủ các quy tắc của EU và EU có quyền tài phán đối với cách các quy tắc này được thi hành ở Anh. Về thuế, EU muốn Anh đồng ý tuân thủ các tiêu chuẩn thuế của liên minh và tham gia vào các thỏa thuận lập kế hoạch thuế xuyên biên giới. Điều này thật là buồn cười.
Điều này là “không hợp lý” đối với Anh vì các cam kết như vậy nằm ngoài phạm vi đàm phán thông thường và vì vậy Anh từ chối để bảo vệ các ngành công nghiệp của Anh. Đường lối cứng rắn của EU đang được thúc đẩy đặc biệt bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đang thúc đẩy Vương quốc Anh buộc phải đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn về liên kết pháp lý để đổi lấy việc duy trì thương mại tự do. Lập trường của ông Macron đã khiến một số quốc gia thành viên EU lo ngại rằng các con đường đàm phán có thể bị đóng lại ngay cả trước khi hai bên thảo luận trong tuần đầu tiên của tháng 3. Chính phủ của đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh cho biết Vương quốc Anh sẽ có vị trí chủ động trong các cuộc thảo luận thương mại trong tương lai, bởi Anh có một nhiệm vụ mạnh mẽ để thực hiện Brexit, có được một thỏa thuận thương mại trong tương lai và tập trung vào chủ quyền. Điều này phù hợp với các thỏa thuận thương mại của EU đã được thực hiện trước đây - và Anh vọng điều tương tự.
Theo chính phủ Anh, Brussels đã đồng ý với các quốc gia như Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản rằng sẽ không có những yêu cầu kiểm soát thuế và trợ cấp như vậy trong các thỏa thuận thương mại với các nước này. Phản ứng của Thủ tướng Anh với Brussels đã xuất hiện sau khi nhóm đàm phán Brexit 40 người của Anh gặp nhau để hoàn thiện quan điểm đàm phán của chính phủ Anh. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã trình bày tại phiên họp của Nghị viện châu Âu rằng Anh sẽ phải chấp nhận một "sân chơi bình đẳng" về các quy tắc và tiêu chuẩn. Nhưng hồi đầu tháng này, Anh khẳng định “không cần" tuân theo các quy tắc thương mại của EU và sẽ không có liên kết với Brussels theo bất kỳ thỏa thuận hậu Brexit nào.
Các yêu cầu của Brussels được đặt ra trong một "dự thảo ủy thác" của EU, mà các quốc gia thành viên và các quan chức đã xem xét trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức giữa các nhà đàm phán trưởng Brexit của Anh và của EU. Sự bế tắc trở nên rõ ràng, ngay cả trước khi các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu, cho thấy các cuộc đàm phán thương mại trong thời kỳ chuyển đổi Brexit sẽ đầy phiền toái và có thể dẫn đến việc Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Khi so sánh nhu cầu của EU đối với Vương quốc Anh so với các thỏa thuận thương mại khác, Vương quốc Anh lập luận:
• Trong thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, EU đã loại bỏ 99,5% các dòng thuế và Hàn Quốc không chịu sự điều chỉnh động nào về quy định. Không có cam kết nào của Hàn Quốc về quyền của người lao động và môi trường được thực thi thông qua cơ chế trọng tài cho thỏa thuận thương mại này. Mặc dù có thể giải quyết tranh chấp, nhưng không có lệnh trừng phạt nếu Hàn Quốc không đáp ứng các cam kết về lao động và môi trường. Chương cạnh tranh được loại trừ khỏi giải quyết tranh chấp. Hàn Quốc không phải tuân theo các quy tắc viện trợ nhà nước của EU.
• Trong thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, EU đã loại bỏ 99% các dòng thuế và Nhật Bản không cam kết với bất kỳ sự điều chỉnh năng động nào về quy định. Không có cam kết nào của Nhật Bản về quyền của người lao động và môi trường được thực thi thông qua cơ chế trọng tài cho thỏa thuận thương mại này. Mặc dù có thể giải quyết tranh chấp, nhưng không có lệnh trừng phạt nếu Nhật Bản không đáp ứng các cam kết về lao động và môi trường. Chương cạnh tranh được loại trừ khỏi giải quyết tranh chấp. Nhật Bản không phải tuân theo các quy tắc viện trợ nhà nước của EU.
• Trong thỏa thuận thương mại với Canada, EU đã loại bỏ 98,7% các dòng thuế và Canada không cam kết với bất kỳ sự điều chỉnh năng động nào theo quy định. Không có cam kết nào của Canada về quyền của người lao động và môi trường được thực thi thông qua cơ chế trọng tài cho thỏa thuận thương mại này. Mặc dù có thể giải quyết tranh chấp, nhưng không có lệnh trừng phạt nếu Canada không đáp ứng các cam kết về lao động và môi trường. Chương cạnh tranh được loại trừ khỏi giải quyết tranh chấp. Canada không phải tuân theo các quy tắc viện trợ nhà nước của EU.
Theo chính phủ Anh, trong khi cả EU và Vương quốc Anh đang hướng tới thỏa thuận miễn thuế và hạn ngạch, yêu cầu điều chỉnh các tiêu chuẩn không có ý nghĩa khi các tiêu chuẩn của EU còn ở dưới mức quy định của Anh về bảo vệ môi trường và sức khỏe và an toàn của người lao động. Chính phủ Anh cũng chỉ ra rằng Vương quốc Anh có mức lương tối thiểu cao hơn tất cả trừ ba quốc gia thành viên EU và sáu quốc gia EU không có mức lương tối thiểu.