An Giang: Chủ động bình ổn giá hàng hóa

Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh An Giang, kế hoạch bình ổn thị trường cuối năm 2015 và Tết Bính Thân 2016 được thực hiện theo hướng xã hội hoá, khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp tạo nguồn hàng và áp dụng khuyến mại, giảm giá.
An Giang: Chủ động bình ổn giá hàng hóa
Ảnh minh họa

Ngày 13/11/2015, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định 2575/QĐ-UBND về việc thực hiện kế hoạch bình ổn thị trường trên địa bàn những tháng cuối năm 2015 và Tết Bính Thân 2016.

Thời gian thực hiện chương trình bình ổn bắt đầu từ ngày 1/11/2015 đến 31/3/2016. Số lượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường chiếm 25% - 30% nhu cầu. Hàng hóa tham gia bình ổn ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng đầy đủ quy định về ghi nhãn, mác sản phẩm.

Nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc chủ động dự trữ hàng hóa, nhất là mặt hàng trọng yếu với giá bán lẻ ổn định tương đối, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành trong tỉnh tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; khuyến khích doanh nghiệp tạo nguồn hàng...

Hiện tại, các ngân hàng có chi nhánh tỉnh An Giang đã tích cực phân bổ nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ. Cụ thể: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phân bổ 600 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phân bổ 100 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này cho vay với lãi suất 7%/năm. Riêng ngân hàng TMCP Ngoại Thương cho vay không giới hạn với lãi suất 5,5 – 5,9%/năm.

UBND tỉnh cũng yêu cầu cơ quan chức năng phối hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, tăng cường khuyến mại, giảm giá; kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về giá, chất lượng sản phẩm, hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn; kết hợp chương trình bình ổn giá với hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng hóa trong nước.

Ông Hồ Việt Hiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - yêu cầu: Doanh nghiệp đăng ký tham gia bình ổn giá phải niêm yết giá công khai và thống nhất ở tất cả điểm bán hàng bình ổn. Niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng và bán đúng giá đã niêm yết; bảo đảm giá bán ra thấp hơn tối thiểu 5% so với giá thị trường tại cùng thời điểm.

Trong trường hợp thị trường có biến động giá, doanh nghiệp phải chủ động báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tài chính kèm theo hóa đơn, chứng từ chứng minh tăng giá để làm căn cứ xem xét, chấp thuận cho doanh nghiệp được phép điều chỉnh giá theo quy định.
Trường Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Xem thêm