Thứ tư 25/12/2024 01:35

Ấn Độ đối mặt áp lực khi phụ thuộc dầu thô và khí đốt nhập khẩu ngày càng nhiều

Nhu cầu năng lượng tăng cao đẩy Ấn Độ vào thế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu dầu và khí đốt, gây áp lực lên kinh tế và buộc Chính phủ tìm giải pháp lâu dài.

Ấn Độ đang chứng kiến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên trong nửa đầu năm tài chính 2025, khi sự chênh lệch giữa sản lượng trong nước và nhu cầu tiêu dùng tiếp tục mở rộng.

Theo dữ liệu mới nhất từ Phòng Kế hoạch và Phân tích dầu mỏ (PPAC) thuộc Bộ Dầu mỏ Ấn Độ, tỷ lệ phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã tăng lên 88,2% từ mức 87,6% cùng kỳ năm trước và 87,8% trong cả năm tài chính 2023-24. Đối với khí đốt tự nhiên, mức phụ thuộc nhập khẩu đạt 51,5% trong 6 tháng đầu năm tài chính, so với 46,8% cùng kỳ năm trước.

Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu năng lượng đã đẩy mạnh nhập khẩu dầu và khí đốt của Ấn Độ. Trong khi năm tài chính 2021 có sự suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu dầu nhập khẩu sau đó liên tục tăng, đạt 87,8% vào năm 2024; 87,4% vào năm 2023 và tiếp tục tăng kể từ năm 2019. Phụ thuộc lớn vào nhập khẩu dầu thô khiến nền kinh tế Ấn Độ chịu tác động mạnh từ biến động giá dầu toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối, tỷ giá đồng rupee và lạm phát.

Chính phủ Ấn Độ đã đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô nhưng sản lượng trong nước chưa theo kịp với nhu cầu. Đặc biệt, từ đầu năm 2015, Chính phủ đề ra mục tiêu giảm sự phụ thuộc nhập khẩu dầu xuống còn 67% vào năm 2022 từ mức 77% của giai đoạn 2013-14, nhưng đến nay tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng.

Nhu cầu năng lượng tăng cao đẩy Ấn Độ vào thế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu dầu và khí đốt, gây áp lực lên kinh tế và buộc Chính phủ tìm giải pháp lâu dài

Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ cũng đang thúc đẩy phát triển khí đốt tự nhiên, nhằm tăng tỷ lệ tiêu thụ khí đốt trong cơ cấu năng lượng từ hơn 6% hiện nay lên 15% vào năm 2030. Mặc dù sẽ phải tăng nhập khẩu, Chính phủ Ấn Độ vẫn ưu tiên phát triển khí đốt bởi đây là loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn dầu và than, đồng thời có giá thành thấp hơn. Khí đốt cũng được xem là nguồn năng lượng chuyển tiếp quan trọng, hỗ trợ Ấn Độ tiến tới nền kinh tế xanh và bền vững.

Chính phủ Ấn Độ đã triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, song kết quả vẫn còn hạn chế. Trong 6 tháng đầu năm tài chính 2025, Ấn Độ nhập khẩu 120,5 triệu tấn dầu thô, tăng so với 115,9 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị nhập khẩu dầu thô của nước này trong nửa đầu năm đã tăng gần 12% lên 71,3 tỷ USD. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên cũng tăng 23%, lên 18,98 tỷ m3, với chi phí 7,7 tỷ USD.

Ngoài ra, Ấn Độ đã thúc đẩy phát triển phương tiện di chuyển bằng điện, sử dụng nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng thay thế để giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Từ tháng 4 đến tháng 9, tổng mức tiêu thụ sản phẩm dầu mỏ trong nước của Ấn Độ là 117,7 triệu tấn, trong đó chỉ có 13,8 triệu tấn từ nguồn sản xuất trong nước. Điều này cho thấy tỷ lệ tự cung cấp của quốc gia chỉ ở mức 11,8%.

Theo các nhà phân tích, việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng là bài toán cấp bách đối với Ấn Độ. Trong khi các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo và sản xuất nội địa đang được triển khai, nhu cầu năng lượng tăng cao cùng với áp lực chi phí nhập khẩu đang đòi hỏi chính phủ có những giải pháp mạnh mẽ và đột phá hơn trong thời gian tới.

Yến Thư
https://indianexpress.com/article/business/indias-reliance-on-imported-oil-natural-gas-grows-stagnant-domestic-production-lags-demand-growth-9641799/
Bài viết cùng chủ đề: Ấn Độ

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine muốn hòa bình vào năm 2025?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 24/12/2024: Xung đột ở Ukraine sẽ chấm dứt khi Kiev hiểu được nhu cầu hòa bình

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/12: Nga siết chặt vòng vây quanh Chasov Yar; Ukraine phóng tên lửa tầm xa vào Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 23/12: Nga đạt thắng lợi kép, Ukraine nhận cảnh báo 'nóng'

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/12/2024: Tổng thống Zelensky bị thúc về lệnh ngừng bắn; Nhà Trắng nói về thỏa thuận ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/12: UAV Ukraine đột kích Kazan; Nga thiêu rụi xe tăng Đức

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary