Thứ bảy 28/12/2024 17:34

ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam còn 3,8% năm nay

Ngày 22/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021. Theo đó, kinh tế Việt Nam dự kiến năm 2021, tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, đạt 3,8%, song ADB vẫn lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại do dịch kéo dài

Theo báo cáo của ADB, nửa đầu năm 2021, tăng trưởng GDP Việt Nam được hỗ trợ phần lớn bởi mở rộng thương mại. Tuy nhiên, đợt bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã kéo triển vọng tăng trưởng năm 2021 đi xuống. Tình trạng thiếu hụt lao động do giãn cách xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nông nghiệp. Điều này khiến xuất khẩu nông sản cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão trong quý 3 và 4, cũng như các biện pháp kiểm dịch được áp dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam.

GDP Việt Nam được dự báo là tăng trưởng cao thứ 4 trong khu vực

Tuy nhiên, theo ADB, do sự phục hồi của Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ, cùng với đó là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do, sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến ở mức 2,7% vào năm 2021, bằng với mức năm 2020”- ADB nhận định.

Ngoài ra, với việc kéo dài giãn cách xã hội ở các thành phố lớn sẽ tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung lao động, gây tổn hại đặc biệt đến các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và làm giảm sản lượng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng xuống dưới mức 50 từ tháng 6 đến tháng 8, báo hiệu sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất. Do vậy, ADB cũng dự báo, tăng trưởng công nghiệp sẽ giảm xuống 5,0% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch là 8,9% vào năm 2019.

Với lĩnh vực du lịch, ngành này cũng được nhận định giảm xuống mức 3,3% trong năm nay. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ chậm hơn khi thiếu lao động, thủ tục giải phóng mặt bằng chậm, chi phí vật liệu xây dựng tăng, đặc biệt trong quý 3 và 4 sẽ xuất hiện mùa mưa bão.

Nhu cầu tín dụng cho đến nay vẫn giảm do đại dịch làm gián đoạn sản xuất và kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ chậm lại ở mức 10 -11% trong năm nay, thấp hơn chỉ tiêu 12%.

Với những yếu tố đó, ADB đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 từ mức dự báo 6,7% trước đó xuống 3,8%.

Với giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2/2022 t lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc xin chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng cho năm 2021 được điều chỉnh thành 6,5%, vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó. Dự báo tlệ lạm phát cũng được điều chỉnh giảm xuống mức 2,8% cho năm 2021, do sức cầu trong nước giảm. Tỷ lệ lạm phát được dự báo ở mức 3,5% vào năm 2022 khi tăng trưởng tăng tốc” - ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam - cho hay.

Tuy nhiên, khi so sánh với các nước Đông Nam Á khác, GDP Việt Nam được dự báo là tăng trưởng cao thứ 4 trong khu vực. Theo ADB, GDP một số quốc gia khu vực Đông Nam Á dự báo tăng trưởng lần lượt: Singapore (6,5%), Malaysia (4,7%), Philippines (4,5%), Indonesia (3,5%). Chỉ có một quốc gia trong khu vực đạt tăng trưởng âm là Myanmar (-18,4%).

Lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn

Mặc dù, tăng trưởng kinh tế năm 2021 được dự báo sẽ chậm lại, song theo nhận định của ông Andrew Jeffries, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý 2/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng.

Ngoài ra, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Ông Nguyễn Mạnh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam - cho biết, tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

“Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới”- ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo điểm lại tháng 8/2021 đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 giảm còn 4,8%.

Trong Báo cáo điểm lại tháng 8/2021 của WB có chủ đề "Việt Nam số hóa: Con đường đến tương lai", tổ chức này nhận định Việt Nam đang phải chịu tác động nặng nề hơn của đại dịch Covid-19 và đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 giảm còn 4,8%. Hay Ngân hàng HSBC cũng đưa ra dự báo 2 viễn cảnh của kinh tế Việt Nam năm 2021. Trong đó, viễn cảnh 1, tăng trưởng GDP nằm trong ngưỡng 5-5,5%; viễn cảnh 2, GDP Việt Nam sẽ có khả năng tăng trưởng ở mức 3,5-4%. Đồng thời HSBC nhấn mạnh rằng, viễn cảnh nào cũng cần phải được triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử