Thứ hai 23/12/2024 21:25

7 trận động đất trong một ngày, Thủ tướng Chính phủ có công điện khẩn chỉ đạo ứng phó

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về việc ứng phó động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Tối 23/8, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc ứng phó động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thủ tướng Chỉnh phủ có công điện chỉ đạo ứng phó với động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Theo công điện, trong ngày 23/8, trên địa bàn huyện huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra một số trận động đất, dư chấn động đất với độ lớn từ 2,5 – 4,7 độ Richter, gây rung lắc mạnh, lo lắng cho người dân trong khu vực.

Để kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành địa phương có liên quan chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.

Trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện vật lý địa cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ dư chấn động đất tại khu vực, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng, chính quyền và người dân biết để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó phù hợp.

UBND các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam tổ chức theo dõi sát tình hình, kiểm tra đánh giá cụ thể thiệt hại (nếu có) do động đất, nhất là nhà ở của người dân, cơ sở hạ tầng thiết yếu (hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông, cơ sở y tế, giáo dục); huy động lực lượng và nguồn lực hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại và khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hại để ổn định cuộc sống của người dân, đảm bảo an toàn theo quy định.

Cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ đến người dân về động đất, dư chấn động đất, thiệt hại do động đất (nếu có), tránh tâm lý hoang mang, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức theo dõi chặt chẽ, phối hợp, chủ động chỉ đạo các địa phương triển khai ứng phó phù hợp tránh gây hoang mang trong nhân dân, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xấu, kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của động đất đến an toàn hồ đập, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đánh giá ảnh hưởng của động đất đến công trình giao thông trong khu vực, nhất là trên các tuyến giao thông chính, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn.

Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum và các địa phương trong khu vực triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho người dân để tăng cường kỹ năng chủ động ứng phó, tránh hoang mang, hoảng loạn khi động đất xảy ra.

Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ nhằm đánh giá, nghiên cứu làm rõ nguyên nhân mức độ nguy hiểm động đất tại khu vực, đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.

UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với chủ đầu tư công trình thủy điện Thượng Kon Tum và Đăk Đrinh xem xét phương án, sớm tổ chức đầu tư và vận hành bổ sung trạm quan sát động đất theo kiến nghị của Viện Vật lý địa cầu.

Trước đó, trong chiều 23/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cũng đã có văn bản gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum; các bộ : Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Công Thương; tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Viện Vật lý điạ cầu liên quan đến việc chủ động ứng phó với động đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tính đến 18 giờ 5 phút, trong ngày 23/8, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã ghi nhận 7 trận động đất với độ mạnh từ 2,5 – 4,7 độ richter.

Trận động đất mới nhất vào lúc 11 giờ 04 phút 50 giây (giờ GMT), tức 18 giờ 04 phút 50 giây (giờ Hà Nội) mạnh 2,9 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.728 độ vĩ Bắc, 108.253 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km.

Trừ trận động đất mạnh 4,7 độ Richter, cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1, 6 trận động đất còn lại đều có cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025