Thứ hai 18/11/2024 10:21

7 tháng đầu năm: Việt Nam thu hút gần 23 tỷ USD vốn FDI

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 7 tháng năm 2018, Việt Nam thu hút thêm được 22,94 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 4,6% so với cùng kỳ 2017. Số vốn FDI giải ngân trong 7 tháng đầu năm đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đang là lĩnh vực hấp dẫn FDI

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cả nước thu hút được 1.656 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký cấp mới 13,2 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2017 và 627 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,95 tỷ USD, bằng 84,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước có 3.331 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỷ USD, tăng 53,3% so với cùng kỳ 2017.

Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI, kể cả dầu thô đạt 95,13 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 71,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 93,36 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 69,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đạt 76,46 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 58,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung 7 tháng đầu năm, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 18,67 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 16,9 tỷ USD không kể dầu thô.

Các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với tổng số vốn đạt 9,63 tỷ USD, chiếm 41,95% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,69 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

96 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,88 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,73 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư.

7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố của Việt Nam, trong đó Hà Nội thu hút nhiều nhất với tổng số vốn đăng ký 6,17 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,12 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,15 tỷ USD chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Cục Đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại