Thứ tư 18/12/2024 08:46

6 người đoạt giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Với 2.801 người tham dự Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9) Ban tổ chức đã tìm ra 6 người trúng giải.

Theo đại diện Ban tổ chức cuộc thi cho biết, sau hơn 1 tháng phát động và chính thức triển khai cuộc thi từ ngày 1/9. Đến ngày 30/9, theo thống kê của Ban tổ chức, đã có 2.801 người tham gia cuộc thi.

“Trong danh sách này, Ban tổ chức đã lựa chọn được 6 người trúng giải đợt 1 với số câu trả lời cao nhất và dự đoán sát với số người có cùng dự đoán. Hiện Ban tổ chức đã gửi thông báo tới các thành viên trúng giải và tiến hành trao giải” - đại diện Ban tổ chức cuộc thi cho biết.

Với giải thưởng tháng (tháng 9) theo hình thức trực tuyến, các cá nhân đoạt giải sẽ được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Giấy chứng nhận và mức giải thưởng như sau: 1 giải Nhất: 3.000.000 đồng/giải. 2 giải Nhì: 2.000.000 đồng/giải và 3 giải Ba: 1.000.000 đồng/giải.

Đến ngày 30/9, theo thống kê của ban tổ chức, đã có 2.801 người tham gia cuộc thi

Theo Ban tổ chức, sau hơn 1 tháng phát động Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương, nhiều các đơn vị trong toàn ngành Công Thương đã hưởng ứng tích cực. Trong đó, Ban tổ chức đã ghi nhận sự tham gia nhiệt tình của nhiều Sở Công Thương các địa phương. Trong đó có Sở Công Thương Nghệ An, Sở Công Thương Quảng Ngãi, Sở Công Thương Điện Biên…

Cụ thể, tại Công văn số 2317/SCT-VP, Sở Công Thương Nghệ An đề nghị tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Công Thương; lãnh đạo, công chức tham mưu theo dõi lĩnh vực Công Thương cấp huyện tham gia cuộc thi.

Về khâu tổ chức thực hiện, Sở Công Thương Nghệ An giao cho cán bộ, đảng viên, công chức các phòng, đơn vị thuộc sở; phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thành phố, thị xã thực hiện thi trực tuyến tìm hiểu về truyền thống ngành Công Thương mỗi tháng 01 lần (tổng 5 lần).

Về phía các phòng, đơn vị thuộc sở; phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thành phố, thị xã thực hiện thi Phần thi tin bài viết nghệ thuật, thơ ca khúc, ảnh, video và logo, biểu trưng về ngành Công Thương mỗi đơn vị ít nhất có 01 bài dự thi gửi về Ban tổ chức cuộc thi.

Sở tiếp tục giao đoàn thanh niên sở đôn đốc, chỉ đạo đoàn viên tích cực tham gia cuộc thi trực tuyến, sáng tác, viết tin, bài đầy đủ. Đồng thời, đề nghị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Ngoài ra, nhiều trường đại học, cao đẳng của khối ngành Công Thương trên khắp các tỉnh, thành phố đã thể hiện tinh thần xung kích. Đi đầu phong trào như: Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Sao đỏ…

Trong đó, Ban Tổ chức ghi nhận Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp là đơn vị tiên phong, xung kích nhất với số lượng tính đến 30/9 đã có tới hơn 1.000 thành viên, phần lớn là các bạn sinh viên của trường.

Đánh giá cao ý nghĩa của Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoài – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường chia sẻ, thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, sau khi nhận được công văn từ Bộ, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức triển khai và giao cho các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao nhất.

Ngay sau đó, với sự tích cực từ cán bộ lãnh đạo nhà trường tới các giảng viên, cán bộ công chức, người lao động, học viên, sinh viên nhà trường, cuộc thi đã được lan toả và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, đặc biệt là của các bạn sinh viên trong trường.

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp được Ban tổ chức ghi nhận là đơn vị tiên phong, xung kích nhất với số lượng hàng nghìn thành viên đã đăng ký tham gia cuộc thi

Cô Hoài cho biết: “Cuộc thi có ý nghĩa rất sâu sắc, không chỉ giúp nâng cao kiến thức lịch sử mà còn giúp giáo dục các thế hệ trẻ, học viên, sinh viên trong việc học tập, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp về truyền thống của ngành Công Thương. Đồng thời, huy động sự đồng lòng, tinh thần tập thể, một khối thống nhất trong toàn ngành tìm hiểu, đóng góp vào sự phát triển của ngành Công Thương”.

Trước đó, ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Cuộc thi nhằm mục đích tôn vinh những giá trị truyền thống, đề cao vị thế và tầm vóc của ngành Công Thương trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát triển từ khi ra đời đến nay; góp phần giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.

Đồng thời, cuộc thi cũng giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của ngành Công Thương đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với hoạt động của ngành Công Thương. Qua đó, tranh thủ sự đồng thuận xã hội, quan tâm của nhân dân cho sự nghiệp phát triển của ngành Công Thương; khuyến khích tính sáng tạo và tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong việc tìm hiểu, đóng góp vào sự phát triển của ngành Công Thương.

Để cuộc thi nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã phát động phong trào tới các cơ quan, đơn vị thuộc ngành hưởng ứng tham gia cuộc thi.

Thời gian phát động cuộc thi từ ngày 15/8/2024 đến ngày 3/2/2025 theo 2 hình thức: Thi trực tuyến (gồm 5 đợt, mỗi tháng 1 đợt thi) và qua các tác phẩm.

Link tham gia cuộc thi tháng 10 tại đây

Thời gian nhận tác phẩm tham dự Cuộc thi: Kể từ sau khi phát động cuộc thi đến hết ngày 3/2/2025 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).

Địa chỉ nhận bài dự thi: Báo Công Thương - Tầng 10 và 11, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trên tác phẩm dự thi và ngoài bì thư ghi rõ "Tác phẩm Cuộc thi Tìm hiểu về truyền thống ngành Công Thương".

Số điện thoại liên hệ tổ thư ký: 098.3387383. Số điện thoại liên hệ tổ kỹ thuật: 0965536022.

Gửi file mềm bài dự thi về địa chỉ email do Ban Tổ chức công bố chính thức.

Email: cuocthitimhieunganhcongthuong@gmail.com.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Bộ Công Thương: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao nhờ thực hiện tốt Nghị quyết 01

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

Bộ Công Thương đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ‘Thị trường Carbon: Thách thức và cơ hội’

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới