Thứ bảy 09/11/2024 00:32

36 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Tính đến sáng ngày 5/7, cả nước ghi nhận 92.000 người mắc, 36 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Con số này đã tăng khoảng 15.000 ca so với 10 ngày trước đó. Đáng lo ngại, đã có 36 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết, tăng 6 trường hợp so với 10 ngày trước đó.

Số ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số ca mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, tại Hà Nội trong 1 tuần gần đây số ca mắc sốt xuất huyết cũng gia tăng đột biến. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội,tính từ ngày 27/6 - 1/7, toàn thành phố ghi nhận 52 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,3 lần so với tuần trước tại 24 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 175 ca mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Mặc dù vậy, nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố như Bạch Mai, Nhi Trung ương, Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận các ca sốt xuất huyết diễn biến nặng (sốt tăng nặng, kèm lên cơn co giật, cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi...) có dịch tễ trở về từ các tỉnh phía Nam.

Nguyên nhân số ca mắc liên tục tăng là do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Bộ Y tế dự báo, số mắc sốt xuất huyết thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về chuyên môn cũng như đề nghị các địa phương phải nỗ lực phòng chống dịch sốt xuất huyết, đồng thời, mới đây, Bộ Y tế đã lập 7 đoàn kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh/thành phố trọng điểm trong tháng 6, 7 năm 2022.

Trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết gia tăng, trong tuần cuối tháng 6 đầu tháng 7/2022, lãnh đạo Bộ Y tế đã thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các khu vực trọng điểm, riêng tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tham gia đoàn kiểm tra của Chính phủ; Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã kiểm tra thực tế tại cộng đồng, các cơ sở điều trị.

Qua kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã nhấn mạnh, công tác phòng chống sốt xuất huyết phải thực tiễn, phải "cầm tay chỉ việc" chứ không chỉ nói trên lý thuyết. Sốt xuất huyết có vật chủ trung gian truyền bệnh, cụ thể là muỗi, muốn cắt đứt không để dịch bùng phát thì chúng ta cần phải diệt muỗi, người dân phải nằm màn và đặc biệt là phải diệt lăng quăng bọ gậy. Không lăng quăng thì không có sốt xuất huyết.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân khi mắc sốt xuất huyết và tự điều trị tại nhà không được uống aspirin, ibuprofen...

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời