Thứ năm 26/12/2024 04:15

200 thương lái Trung Quốc đổ sang lùng mua vải thiều Việt Nam

Gần 200 thương nhân Trung Quốc tới đây sẽ đến Bắc Giang thu mua vải thiều. Toàn bộ số thương nhân này sẽ được cách ly 14 ngày theo đúng quy định. Hiện vải thiều chín sớm xuất đi Trung Quốc đang được giá cao.

Theo thông tin từ tỉnh Bắc Giang, năm nay tỉnh có trên 28.000ha vải thiều. Sản lượng quả ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trà vải sớm cho thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải thiều chính vụ thu hái từ 10/6. Diện tích vải thiều chín sớm của tỉnh bắt đầu cho thu hoạch. Các đại lý đang tiến hành thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá khá cao.

Ông Đinh Văn Tỵ - chủ một đại lý thu mua vải thiều xuất khẩu đi Trung Quốc tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, ông thu mua vải thiều chín sớm để xuất khẩu với giá 30.000 đồng/kg.

Theo ông Tỵ, năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước mùa thu hoạch, mọi người khá lo lắng vì Trung Quốc là thị trường chính của vải thiều Lục Ngạn. Song, đến nay, việc thông thương tại các cửa khẩu đều thuận lợi. Mỗi ngày cơ sở của ông sơ chế, đóng gói khoảng 12 tấn vải thiều để xuất sang Trung Quốc.

Vải thiều đang được thu mua với giá cao để xuất khẩu sang Trung Quốc

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết, thời kỳ cao điểm năm ngoái khoảng 700 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn thu mua vải thiều. Năm nay có dịch Covid-19, huyện đã có phương án cách ly, giám sát để vừa phòng dịch Covid-19 hiệu quả, vừa tiêu thụ giúp dân thuận lợi.

“Chúng tôi đã liên lạc với 190 thương nhân Trung Quốc và họ đã đồng ý sang Việt Nam cùng doanh nhân Việt Nam thu mua vải”, ông Nam cho hay. Danh sách các thương nhân này đã được gửi cho UBND tỉnh để tỉnh báo cáo Bộ Công an làm thủ tục nhập cảnh. Phía huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị đủ phòng, nhân lực để cách ly 190 thương nhân Trung Quốc 14 ngày theo quy định trước khi mua vải.

Trước đó, ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - cũng cho biết, năm nay vải thiều được mùa. Tỉnh đang nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối, thu mua vải thiều.

Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều. Kịch bản thuận lợi nhất là vẫn xuất khẩu sang thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai, khó khăn hơn nhưng vẫn xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba, khó khăn nhất là không xuất đi được. Bắc Giang đã khởi động cả 3 kịch bản trên, trong mọi tình huống đều chủ động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

“Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần đặc biệt coi trọng thị trường nội địa đầy tiềm năng với 100 triệu dân. Khai thác tốt thị trường nội địa thì Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra cho vải thiều”, ông Thái nhận định.

Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu