Thứ ba 26/11/2024 04:47

10 tháng, xuất siêu đạt kỷ lục mới

Sau 10 tháng năm 2023, cán cân thương mại cả nước ước tính xuất siêu 24,6 tỷ USD. Đây là con số xuất siêu kỷ lục từ trước đến nay.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước tháng 10/2023 ước đạt 32,31 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 1,62 tỷ USD) so với tháng trước.

Trong khi đó, nhập khẩu tháng 10 ước đạt 29,31 tỷ USD, tăng 2,9% (tương ứng tăng 823 triệu USD) so với tháng trước.

Xuất siêu kỷ lục sau 10 tháng (Ảnh: Cấn Dũng)

Tổng xuất nhập khẩu tháng 10/2023 ước đạt 61,61 tỷ USD, tăng 4,1% (tương ứng tăng 2,45 tỷ USD) so với tháng trước. Như vậy, cán cân thương mại tháng 10 ước tính xuất siêu 3 tỷ USD.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, tổng xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% (tương ứng giảm 59,49 tỷ USD) so cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, xuất khẩu 10 tháng năm 2023 ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% (tương ứng giảm 22,22 tỷ USD) so cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu 10 tháng đầu năm ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% (tương ứng giảm 37,27 tỷ USD) so cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, sau 10 tháng, cán cân thương mại ước tính xuất siêu 24,6 tỷ USD.

Trước đó, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 730,28 tỷ USD, tăng 9,2%, tương ứng tăng 61,28 tỷ USD so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 35,14 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,9% (tương ứng tăng 26,14 tỷ USD).

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2022 đã thặng dư 12,4 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số thặng dư 3,33 tỷ USD năm 2021.

Con số xuất siêu là dấu ấn tích cực trên bức tranh ngoại thương. Song theo các chuyên gia, bức tranh thị trường những tháng cuối năm chưa có nhiều tín hiệu phục hồi rõ nét, lượng tồn kho của các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp trong nước đều ở mức cao, trong khi lượng cầu vẫn đang ở mức thấp.

Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu nói chung và EU nói riêng còn đặt ra những yêu cầu ngày càng chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, sản phẩm nhựa đang đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại đã tạo ra những khó khăn về thị trường xuất khẩu thời gian qua.

Đồng thời, chính sách bảo hộ của các nước ngày một gia tăng. Các nước phát triển ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu - tiền đề để dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu. Cộng thêm nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất tiếp tục duy trì ở mức cao tại những đối tác thương mại lớn của Việt Nam (Mỹ, EU...).

Vì vậy, trước những rủi ro, thách thức lớn chưa từng có mà hoạt động xuất khẩu đang phải đối mặt, cần sẵn sàng các phương án giải pháp ứng phó kịp thời nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 6% đã đề ra.

Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếp tục tận dụng tốt các hiệp định thương mại, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường/ngành hàng truyền thống, cụ thể là mở rộng xuất khẩu tới các thị trường Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ Latin...

Tiềm năng tại các thị trường có FTA vẫn còn khá lớn, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, để khai thác tốt những thị trường có FTA, cần đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, kèm theo đó là sự thay đổi về nguồn nguyên liệu sản xuất, thay đổi dây chuyền để có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính