Thứ năm 02/01/2025 03:34

10 tháng năm 2022, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU tăng 20,2%

10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt 185,8 triệu USD, chiếm 6,8% thị phần, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU tháng 10/2022 đạt 21 triệu USD, chiếm 6,8% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 21,3% so với tháng trước và tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Chanh leo là một trong những mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất sang EU trong tháng 10/2022

Tính chung 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 185,8 triệu USD, chiếm 6,8% thị phần, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 10 năm 2022 chủ yếu là trái cây, đạt 19,1 triệu USD, chiếm 90,8% tổng giá trị xuất khẩu rau quả sang EU. Trong đó, các loại trái cây chế biến chiếm 58,3% (so cùng kỳ 2021 là 26,1%); trái cây chưa qua chế biến (tươi, khô, đông lạnh,…) chiếm 32,5% (cùng kỳ 2021 là 56,6%).

Mặt hàng rau đạt 1,9 triệu USD (chiếm 9,2%), trong đó chủ yếu là rau chưa qua chế biến (rau tươi, khô hoặc đông lạnh) với 6,2% (năm 2021 là 12,9%), rau chế biến chiếm 3,0% (năm 2021 là 4,3%).

Các mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất sang EU trong tháng 10/2022 bao gồm: chanh leo đạt 10,1 triệu USD, chiếm 47,9% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 236,0% so với cùng kỳ năm 2021; chanh đạt 1,4 triệu USD (chiếm 6,7%), giảm 1,3%; xoài đạt 1,0 triệu USD (chiếm 4,9%), giảm 47,3%;…

Trong tháng 10/2022, rau quả chế biến đạt 12,9 triệu USD (chiếm 61,3% tổng giá trị xuất khẩu), tăng 167,5% so với cùng kỳ 2021. Tỷ trọng các loại sản phẩm chế biến lần lượt là: nước ép, nước cốt trái cây (mã HS.2009) chiếm 75,1% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chế biến, tăng 327,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021; trái cây đông lạnh, sấy khô, dẻo (mã HS.2008) chiếm 19,5%, tăng 33,8%;….

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ thị trường EU tháng 10/2022 đạt 5,2 triệu USD, chiếm 2,4% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 163,2% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, giá trị nhập khẩu rau quả từ thị trường này đạt 34,3 triệu USD, chiếm 2,1% thị phần, tăng 37,0% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 10/2022, sản phẩm rau quả Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này là: khoai tây đạt 2,5 triệu USD (chiếm 47,6% thị phần), tăng 287,5% so với cùng kỳ năm 2021; táo đạt 1,2 triệu USD (chiếm 23,2%), tăng 162,0%;…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm