Thứ hai 25/11/2024 18:52

Yếu tố nào giúp xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 618 tỷ USD vào năm 2030?

Standard Chartered dự báo, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 618 tỷ USD năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng cao hơn mức trung bình toàn cầu?

Báo cáo nghiên cứu: “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao”, do Standard Chartered công bố mới đây cho thấy, tổng kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 32.600 tỷ USD, với mức tăng trưởng 5%.

Xuất khẩu có khả năng đạt 618 tỷ USD vào năm 2030

Đáng lưu ý, theo báo cáo này, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Bà Michele Wee - Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu.

So với báo cáo do Standard Chartered phát hành năm 2021, tổ chức này dự kiến xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 535 tỷ USD vào năm 2030, thì chỉ sau 2 năm, mức dự báo đã tăng thêm 83 tỷ USD.

Ở chiều nhập khẩu, Standard Chartered ước đoán, tới năm 2030, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 578 tỷ USD, tăng bình quân 6,9%/năm. Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn tiếp tục thặng dư, nhưng chủ yếu thuộc về khối doanh nghiệp FDI.

Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ vẫn là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong những năm tới. Ba thị trường này đã nhập khẩu từ Việt Nam 171 tỷ USD trong năm 2022. Bên cạnh đó, thương mại với Ấn Độ, Singapore và Indonesia được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2030.

Với hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam nổi lên là địa điểm sản xuất quan trọng, thu hút vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU. Các lĩnh vực máy móc và thiết bị điện, dệt may, điện tử… sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu.

Theo bà Michele Wee, nhu cầu ngày một gia tăng của thế giới đối với các sản phẩm điện tử, hoạt động đầu tư và các sáng kiến về phát triển bền vững sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Trong khó khăn, nhiều mặt hàng vẫn có tăng trưởng

Nghiên cứu “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao” của Standard Chartered mở ra những kỳ vọng cho xuất khẩu hàng hoá nước ta thời gian tới, nhất là trong bối cảnh xuất nhập khẩu trong gần nửa đầu năm 2023 đã và đang gặp phải nhiều khó khăn. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2023 đạt hơn 287,9 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó xuất khẩu đạt 148,87 tỷ USD, giảm 12% và nhập khẩu đạt 139,07 tỷ USD, giảm 18,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 9,8 tỷ USD.

Trong khó khăn chung, bức tranh xuất khẩu vẫn đang có nhiều điểm sáng. Cập nhật mới nhất của Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cho biết giá gạo 5% tấm xuất khẩu của VN đã tăng 2 lần liên tiếp trong tuần này, đến ngày 23.6 đạt mốc cao nhất lịch sử là 508 USD/tấn. Đáng chú ý, mức giá này đang cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 5 USD, Pakistan 30 USD và Ấn Độ đến 50 USD. Nếu so với hồi đầu năm, giá gạo 5% tấm của VN đã tăng hơn 30 USD/tấn. Giá gạo liên tục tăng cao kể từ đầu năm đến nay, nguyên nhân do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu cao từ các nước nhập khẩu. Với hiện tượng thời tiết El Nino đang diễn ra, các nhà xuất khẩu tin tưởng giá gạo của VN tiếp tục duy trì mức cao và xuất khẩu thuận lợi.

Mặt hàng rau quả xuất khẩu cũng đang có nhiều khởi sắc, đặc biệt là sầu riêng. Vì ngay trong năm đầu tiên xuất khẩu và chỉ mới qua 5 tháng mà mặt hàng này đã đạt giá trị tới 503 triệu USD. Đáng chú ý, chỉ riêng trong tháng 5, mặt hàng sầu riêng xuất khẩu đạt kim ngạch tới 332 triệu USD. Sự tăng trưởng đột phá của sầu riêng đã nâng giá trị xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 5 đạt 656 triệu USD, tăng 67,7% so với tháng trước.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt tới hơn 2 tỉ USD - đây là giá trị xuất khẩu trong 5 tháng cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 43% so với cùng kỳ năm trước.

Với mặt hàng thuỷ sản, tháng 5, xuất khẩu cả ngành đã đạt tới 808 triệu USD, là con số cao nhất tính theo từng tháng kể từ đầu năm. Đáng chú ý, các mặt hàng chủ lực đã hạ dần mức độ sụt giảm so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy dấu hiệu hồi phục đang quay trở lại với ngành này. Các doanh nghiệp đã chủ động vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng cá khô, cá đóng hộp cũng như đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường mới, giàu tiềm năng.

Đánh giá về triển vọng ngành thuỷ sản, ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, triển vọng ngành thuỷ sản trong năm 2023 vẫn khá khả quan, dù còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vẫn có thể tìm kiếm cơ hội nếu tái cấu trúc, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu.

Thuỷ sản, rau quả, gạo… đều là những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu cao ở các thị trường trên thế giới. Do đó, đây được đánh giá tiếp tục là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam từ nay đến cuối năm.

Riêng với mặt hàng dệt may, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, dù còn nhiều khó khăn, nhưng theo thông tin từ nhiều doanh nghiệp, sau thời gian dài im ắng, gần đây số lượng các đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước, đặc biệt đối với phân khúc thời trang công sở. Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm.

Nhằm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian tới, Bộ Công Thương đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, việc đa dạng hóa thị trường thể hiện qua việc chúng ta đã đàm phán và ký kết các FTA. Hiện nay chúng ta đang có 15 FTA đã ký và đang được thực hiện. Bên cạnh đó, FTA với Israel đã kết thúc đàm phán và dự kiến sẽ ký kết trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Bộ Công Thương cũng đang xem xét triển khai các FTA mới như FTA với UAE. Đây là quốc gia có hoạt động thương mại rất sôi động ở khu vực Trung Đông và hoàn toàn có thể trở thành cửa ngõ để ta đưa hàng hóa vào Trung Đông và châu Phi. Hoặc đàm phán ký kết FTA với khu vực Mercosur bao gồm 6 quốc gia tại Nam Mỹ để mở rộng thị trường sang Brazil, Mexico.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính